Cấu trúc và chức năng của prôtêin

Ngoài ADNARN thì prôtêin cũng là một đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mà các đơn phân của prôtêin là các axit amin (aa). Prôtêin có cấu trúc và chức năng cụ thể như sau:

1. Cấu trúc prôtêin:

a. Cấu trúc hóa học prôtêin:

- Khôí lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC
- Mỗ aa gồm 3 thành phần:
+ Nhóm cacbôxin: (-COOH)
+ Nhóm amin:( -NH2)
+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau.
- Công thức tổng quát của 1 aa
                               H
                                |
(gốc hữu cơ R) R – C – COOH (nhóm cácbôxin)
                                |
                              NH2 (nhóm amin)
- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit (nhóm amin của aa này liên kết với nhóm cacbôxin của aa tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử prôtêin gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit.
        R1                       R2                          R            R2
         |                         |                            |               |
HNH-C-COOH + HNH-C–COOH à HNH-C-CO-NH-C-COOH + H2O
         |                         |                            |               |
       NH2                   NH2                       NH2            NH2

b. Cấu trúc không gian: 

Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
  • Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
  • Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.
  • Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
  • Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).

2. Tính chất của prôtêin:

Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù: được quy định bởi số lượng + thành phần + trật tự sắp xếp của các aa trong chuỗi pôlipeptit.

3. Chức năng của prôtêin:

  • Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
  • Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
  • Điều hòa sự trao đổi chất.
  • Bảo vệ cơ thể.
Như vậy: prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.

Nhận xét

  1. cho thể cho em một ví dụ về việc pr làm chất xúc tác cho phản ứng sinh hóa không ạ, em cám ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em xem lại sách giáo khoa sinh học 10, phần chức năng prôtêin nhé.

      Xóa
    2. Xúc tác sinh học: tăng nhanh, chọn lọc các phản ứng sinh hóa Các Enzyme thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, Enzyme Amylase trong nước bọt phân giải tinh bột chín, EnzymePepsin phân giải Protein, Enzyme Lipase phân giải Lipid

      Xóa
  2. cho em hỏi chức năng của từng bậc là gì ?

    Trả lờiXóa
  3. vì sao chỉ có cấu trúc bậc 3 và bâc4 mới quy định đặc tính sinh học protein ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng khi có câu trúc không gian ba chiều (hoặc bậc 3 hoặc bậc 4 tùy theo loại prôtêin).

      Xóa
  4. cho e hỏi bậc cấu trúc nào của protein ít bị ảnh hưởng nhất khi các liên kết hidro trong protein bị phá vỡ ạ?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (hoặc bị phá hủy) qua nguyên phân