Bài tập sinh học - Cơ chế di truyền và biến dị [phần 2]
Bài tập sinh học: vận dụng nguyên tắc bổ sung để xác định tỉ lệ phần trăm (%), số lượng từng loại nuclêôti trong 2 mạch của gen (hay ADN).
A. Công thức:
$N = A + T + G + X = 2A + 2G \Rightarrow A + T = N/2$
$\%(A + T + G + X ) = 100\% = \%( 2A + 2G) \Rightarrow \%A + \%G = 50\%N$
B. Bài tập áp dụng
1. Gen có số nuclêôtit loại T chiếm tỉ lệ 23,6%. Tính tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen.
ĐA: A = T = 23,6%; G = X = 26,4%
2. Gen có tỉ lệ $\frac{G+X}{A+T}= \frac{5}{3}$. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen.
ĐA: A = T = 18,75%; G = X = 31,25%
3. Gen có số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen.
ĐA: A = T = 12,5%; G = X = 37,5%
4. Một gen có tổng 2 loại nuclêôtit bằng 84% tổng số nuclêôtit của gen. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen, biết số nuclêôtit loại A lớn hơn loại G.
ĐA: A = T = 42%; G = X = 8%
5. Một gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại T với một loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số nuclêôtit. Tính tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen.
ĐA: A = T = 35%; G = X = 15%
6. Một gen có tỉ lệ giữa hai loại nuclêôtit của gen bằng 9 : 7. Biết số nuclêôtit loại A bé hơn loại nuclêôtit kia. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen.
ĐA: A = T = 21,875%; G = X = 28,125%
7. Một gen có tích giữa hai loại nuclêôtit không bổ sung là 6%. Tính tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen, biết A > G.
ĐA: A = T = 30%; G = X = 20%
8. Gen có $X^2 - T^2 = 5\%$. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen.
ĐA: A = T = 20%; G = X = 30%
9. Gen có $A^2 + X^2 = 17\%$. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen, biết A < X.
ĐA: A = T = 10%; G = X = 40%
10. Gen có $A^3 + X^3 = 6,5\%$. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong gen, biết A > G.
ĐA: A = T = 40%; G = X = 10%
Xem thêm:
Xem thêm:
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!