- 8 bài tập về liên kết gen và hoán vị gen tự luyện
- Trắc nghiệm bài tập về xác định tỉ lệ giao tử trong liên kết gen
1. Thí nghiệm của Moocgan
Moocgan tiến hàn lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:- Pt/c: (Cái) Ruồi thân xám, cánh dài x (Đực) Ruồi thân đen, cánh cụt
$F_1$ Ruồi thân xám, cánh dài.
- Dùng phép lai phân tích để kiểm tra cấu trúc di truyền ruồi đực $F_1$:
Ruồi (đực) $F-1$ thân xám, cánh dài x Ruồi (cái) thân đen, cánh cụt
$\to F_B$: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Thân xám là trội (B) so với thân đen (b); cánh dài (V) là trội so với cánh cụt (v).
- Tính trạng thân xám luôn đi kèm với tính trạng cánh dài, tính trạng thân đen luôn đi kèm với tính trạng cánh cụt.
2. Giải thích của Moocgan
Từ kết quả của phép lai phân tích ($F_B$) Moocgan cho rằng: tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh di truyền liên kết với nhau.
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử đực ở $F_1$:
- Gen B và gen V cùng nằm trên một NST, liên kết hoàn toàn.
- Gen b và gen v cùng nằm trên một NST, liên kết hoàn toàn.
Các gen trên cùng một NST cùng phân li với nhau trong quá trình tạo giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính trạng do chúng quy định.
- Sơ đồ lai:
Pt/c: Ruồi (cái) thân xám, cánh dài ($\frac{BV}{BV}$) x Ruồi )đực) thân đen, cánh cụt ($\frac{bv}{bv}$)
$F_1$: 100% ($\frac{BV}{bv}$) Thân xám, cánh dài
+ Lai phân tích: ruồi (đực) $F_1$ ($\frac{BV}{bv}$) x ruồi (cái) thân đen, cánh cụt ($\frac{bv}{bv}$)
$G_{F1}$: (1/2 BV : 1/2 bv) ; (bv)
$F_B$: 1/2 ($\frac{BV}{bv}$) thân xám, cánh dài : 1/2 ($\frac{bv}{bv}$) thân đen, cánh cụt
3. Nhóm gen liên kết
Trong di truyền liên kết, các gen trên cùng một NST phân li cùng với nhau làm thành một nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết của mỗi loài thường bằng với số NST trong bộ NST đơn bội (n) $\to$ Số nhóm tính trạng di truyền liên kết là tường ứng với nhóm gen liên kết.
4. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen
- Các gen nằm trên cùng NST thường di truyền cùng nhau $\to$ làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên.
- Trong công tác chọn giống, có thể chọn được các giống có những tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau, các nhà khoa học còn dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển các gen có lợi vào cùng 1 nhiễm sắc thể.