Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động?

– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu.
– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ, nếu là vận chuyển có chọn lọc (như vận chuyển các iôn) thì cần có kênh prôtêin đặc hiệu.

Phân biệt vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động?


Trình bày các hình thức nhập bào và xuất bào?

– Đối với các phân tử lớn (các thể rắn hoặc lỏng) không lọt qua các lỗ màng được thì tế bào sử dụng hình thức xuất bào hoặc nhập bào để chuyển tải chúng ra hoặc vào tế bào.
– Nhập bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Các phần tử rắn (ví dụ vi khuẩn) hoặc lỏng (ví dụ giọt thức ăn) khi tiếp xúc với màng thì màng sẽ biến đổi và tạo nên bóng nhập bào bao lấy vi khuẩn hay giọt lỏng, các bóng này sẽ được tế bào tiêu hoá trong lizôxôm. Nhập bào gồm 2 dạng:
+ Thực bào: chất vận chuyển ở dạng rắn.
+ Ẩm bào: chất vận chuyển ở dạng lỏng.
– Xuất bào là phương thức đưa các chất ra ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Trong hiện tượng xuất bào, tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phần tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào (chứa các chất hoặc phần tử đó), các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc phần tử ra ngoài. Bằng cách xuất bào, các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào.

Các cô bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau cho rau tươi lâu, cơ sở khoa học của thao tác này là gì?

Muốn cho rau tươi ta phải vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị héo.

Tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Cách xào rau để rau không bị quắt và vẫn xanh?

Nếu khi xào rau, ta cho mắm muối ngay từ đầu và đun nhỏ lửa thì do hiện tượng thẩm thẩu nên nước sẽ rút ra khỏi tế bào làm rau quắt lại và rau sẽ rất dai. Để tránh hiện tượng này, ta nên xào rau ít một, lửa to và không nên cho mắm muối ngay từ đầu. Khi lửa to, nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài của rau cháy ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngoài. Do vậy, nước vẫn được giữ lại trong tế bào làm cho rau không bị quắt nên vẫn dòn và ngon. Trước khi cho ra đĩa ta mới cho mắm muối, như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu nước từ tế bào ra ngoài.

Nhận xét

  1. cho em hỏi chứng minh rằng màng tế bào có tính linh động cao.thầy có thể giải thích cho e dc ko ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lực liên kết giữa các phân tử photphot lipit trong màng kép là không chặt => các phân tử lipit không đứng yên mà có khả năng di chuyển qua lại (ĐỘNG). Em xem lại cấu trúc chi tiết của màng sinh chất sẽ hiểu nghĩa của cụm từ "KHẢM ĐỘNG"

      Xóa
  2. Cho em hỏi thầy có cái clip nào diễn ra quá trình nhập bào và xuất bào ko ạ!!
    Em cảm ơn !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em vào yutube seach với tự khóa "thực bào" hoặc "macrophage" nhé!

      Xóa
  3. tại sao khi ngâm mơ với đường . Sau một thời gian thì quả mơ teo lại quả mơ có vị ngọt và chua và nước mơ cũng có vị ngọt và chua???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong quả mơ nên nước trong mơ thẩm thấu ra ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước

      Xóa
    2. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong quả mơ nên nước trong mơ thẩm thấu ra ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước

      Xóa
  4. Cho mình hỏi sự giống nhau của 2 phương thức vận chuyển các chất qua màng là gì ?

    Trả lờiXóa
  5. Cho mình hỏi sự giống nhau của 2 phương thức vận chuyển các chất qua màng là gì ?

    Trả lờiXóa
  6. cho e hỏi các hình thức có xuất bào nhập bào ko

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo ý câu hỏi, thầy nghĩ em đang cần hỏi xuất bào đối với 2 trường hợp:
      1. Hình thức xuất bào đối với chất lỏng.
      2. Hình thức xuất bào đối với chất rắn.

      Xóa
  7. cho e hỏi các hình thức có xuất bào nhập bào ko

    Trả lờiXóa
  8. Cho e hỏi hình thức chuyển động chủ động là j

    Trả lờiXóa
  9. Thầy ơi cho em hỏi giải thích hiện tượng liên quan đến enzim vs ạ

    Trả lờiXóa
  10. Thầy có thể cho em biết dường đi của protein tù noi sản xuất trong tế bào ra ngoài tế bào

    Trả lờiXóa
  11. Cho e hỏi nhập bào và xuất vào có tiêu tốn năng lượng ko ạ

    Trả lờiXóa
  12. Cho e hỏi vì sao khi mất máu lại ko nên uống nhiều nước ạ. Hiện tượng này liên quan đến áp suất thẩm thấu ntn ạ

    Trả lờiXóa
  13. Cho e hỏi là nguyên lí,con đường, đặc điểm của nhập và xuất bào vs ạ

    Trả lờiXóa
  14. dạ thầy cho e hỏi muốn tìm hiểu về tính thấm của lp photopholipit thì tìm ở đâu ạ ???

    Trả lờiXóa
  15. cho xem hỏi điều kiện xảy xuất nhập bào. vd đi ạ?

    Trả lờiXóa
  16. vai trò của tế bào trong vận chuyển các chất qua màng sinh chất là gì ạ

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (hoặc bị phá hủy) qua nguyên phân