Thuyết tiến hóa hiện đại

1. Thuyết tiến hóa tổng hợp

Sự ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp

Thuyết tiến hóa hiện đại được hình thành vào những năm 40 của thế kỷ XX; gọi là thuyết tiến hóa hiện đại vì nó kết hợp cơ chế tiến hóa bằng CLTN của học thuyết Đacuyn với các thành tựu di truyền học và đặc biệt là di truyền học quần thể.

Học thuyết tiến hóa hiện đại xem quần thể là đơn vị tiến hóa, gồm hai nội dung là tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn

+ Tiến hóa nhỏ (tiến hóa vi mô): là sự tiến hóa ở cấp độ loài, là quá trình làm biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể (dưới tác động của các nhân tố tiến hóa), đến một lúc nào đó dẫn đến sự cách ly sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện.
Tiến hóa nhỏ diễn ra trong một không gian hẹp (loài) và thời gian tương đối ngắn nên có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
+ Tiến hóa lớn: (tiến hóa vĩ mô): là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như Chi, bộ, họ, lớp, ngành… Tiến hóa lớn được xem là hệ quả của tiến hóa nhỏ, diễn ra theo cùng cơ chế, tuy nhiên tiến hóa nhỏ cũng có nét đặc thù không có ở tiến hóa lớn.
Tiến hóa lớn diễn ra trên một quy mô rộng lớn và trong một thời gian lịch sử lâu dài làm xuất hiện các đơn vị trên loài. Sự hình thành loài mới được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

Đơn vị tiến hóa cơ sở

+ Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở (nghĩa là tổ chức nhỏ nhất của loài mà ở đó quá trình tiến hóa diễn ra) vì nó là đơn vị thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản của loài.
+ Quần thể là đơn vị tiến hóa, có nghĩa là loài mới được hình thành từ quần thể của loài cũ.

2. Thuyết tiến hóa trung tính (nghiên cứu tiến hóa ở cấp độ phân tử)

Cơ sở đề xuất học thuyết:

+ Harris (1970) trên 59 mẫu biến dị của phân tử hêmôglôbin trong máu người thì thấy có 43 mẫu đột biến không gây ảnh hưởng rõ rệt về mặt sinh lý đối với cơ thể, ít ra là ở thể dị hợp.
+ Kimura (1971) dựa trên những nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của các phân tử prôtêin đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính.

Nội dung cơ bản của học thuyết

+ Đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính.
+ Sự tiến hóa diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan với tác động của chọn lọc tự nhiên.
+ Theo tác giả đó là nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử; sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính tạo khả năng cho sự tiến hóa ở cấp độ phân tử diễn ra nhanh hơn.
Đánh giá học thuyết
+ Loại đột biến phân tử đã được di truyền học phân tử xác nhận (Ví dụ: Sự đa dạng trong cấu trúc của các đại phân tử prôtêin, sự đa hình cân bằng trong quần thể).

+ Thuyết tiến hóa trung tính chỉ đề cập tới sự tiến hóa ở cấp phân tử và không cho rằng mọi đột biến điều trung tính. Vì vậy, thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (hoặc bị phá hủy) qua nguyên phân