ADS

Tính xác suất trong các phép lai

Trong chương trình sinh học THPT thì bài tập sinh học có ứng dụng toán xác suất để giải ngày càng được đưa nhiêu vào đề thi môn sinh ở các kỳ thi THPT Quốc Gia và các kỳ thi HSG.  Để giải được bênh cạnh nắm vững kiến thức cơ bản môn sinh học thì cần vận dụng toán xác suất thống kê một cách thuần thục thì mới giải được. Đầu tiên các bạn hãy làm quen với dạng toán tính xác suất trong các phép lai sau:

Bài 1: Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, phân ly độc lập, tổ hợp tự do thì ở thế hệ con của phép lai: AaBbCcDdEe x AaBbCcDdEe tỉ lệ con có kiểu hình trội về 4 tính trạng là:
A. 405/1024
B. 27/256
C. 18/256
D. 81/1024

Giải:
Chuyển phép lai P thành tích các phép lai của các cặp gen cùng quy định một tính trạng:
P: (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Cc x Cc)(Dd x Dd)(Ee x Ee)
=> Kiểu hình F1: (3/4A- : 1/4aa)(3/4B- : 1/4bb)(3/4C- : 1/4cc)(3/4D- : 1/4dd)(3/4E- : 1/4ee)
- Dựa và xác suất trong toán học => xác suất cần tìm.
=> Tỉ lệ con có kiểu hình trội 4 tính trạng = $C_{5}^{4}.{{(3/4)}^{4}}.(1/4)$ = 405/1024.

Bài 2: Nếu cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thì xác suất thu được ít nhất một cây có kiểu hình trội của một hoặc hai gen là bao nhiêu? Biết rằng A và B phân li độc lập.
A. 63,5%
B. 75,25%
C. 93,75%
D. 83,75%

Giải:
Ta có phép lai: P: AaBb x AaBb => F1: (3/4A- : 1/4aa)(3/4B- : 1/4bb).
=> Cách tính: - tỉ lệ cây không mang kiểu hình trội nào (toàn lặn) = 1/4 x 1/4 = 1/16
=> xác suất thu được ít nhất một cây có kiểu hình trội về 1 hoặc cả 2 gen = 1 - 1/16 = 15/16 = 93,75%.

Bài 3: Ở một loài thực vật cho một cơ thể có kiểu gen $\frac{AB}{ab}Dd\frac{Eh}{eH}$. Biết tần số trao đổi chéo giữa A và B là 10%, tần số trao đổi chéo giữa E và h là 20%. Khi cơ thể trên phát sinh giao tử thì giao tử ABdEH chiếm tỉ lệ % là bao nhiêu và cho cho cơ thể trên tự thụ phấn thì % cây có ít nhất một tính trạng trội là:
A. 2,25% và 99,949%                            
B. 2,25% và 5,0625.10-2%
C. 5,5% và 99,949%                             
D. 5,5% và 5,0625.10-2%

Giải:  
* Tỉ lệ giao tử ABdEH = (0,5 - 0,1/2) AB x 0,5 d x 0,2/2 EH = 0,0225 hay 2,25%
* Giao tử P: (AB = ab = 0,45 ; Ab = aB = 0,05)(D = d = 0,5)(EH = eh = 0,1; Eh = eH = 0,4)
  => F1: KH: (0,5 + 0,452)A-B- : (0,25 - 0,452)A-bb = aaB- : 0,452 aabb
            (0,5 + 0,12)E-H- : (0,25 - 0,12)E-hh = eeH- : 0,12 eehh
            (0,75D- : 0,25dd)
=> % kiểu hình không mang tính trạng trội nào (toàn lặn) = 0,25.0,12.0,452 = 5,0625.10-2 %
=> % kiểu hình mang ít nhất một tính trạng trội là = 100% - 5,0625.10-2 % = 99,949%.

Bài 4: Cây có kiểu gen AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho tỉ lệ các cá thể đồng hợp tử trội về tất cả các cặp alen trên tổng số các cá thể là bao nhiêu? Biết rằng các gen phân li độc lập và mỗi gen quy định một tính trạng.
A. 1/128             
B. 1/256.             
C. 1/64            
D. 1/512

Giải: 
Ta có phép lai P tự thụ  P: (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Cc x Cc)(Dd x Dd)(Ee x Ee) 
 => F1:(1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa)(1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb)(1/4CC : 1/2Cc : 1/4cc)(1/4DD : 1/2Dd: 1/4dd)
- Tỉ lệ các cá thể đồng hợp tử trội về tất cả các gen = (1/4)4 = 1/256

Bài 5: Nếu P thuần chủng về hai cặp gen tương phản phân li độc lập thì tỉ lệ của các cá thể đồng hợp thu được ở F2 là:
A. 50%            
B. 25%        
C. 75%           
D. 12,5%

Giải:
P: AABB x aabb 
=> F1: AaBb; F1xF1 
=> F2: (1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa)(1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb)
=> Tỉ lệ các cá thể đồng hợp = (1/4 +1/4)(1/4 + 1/4) = 1/4 = 25%.


Bạn bè