Chu trình Canvin - Chu trình C3

ATP và NADPH là 2 sản phẩm pha sáng của quang hợp được tổng hợp ở tilacoit tiếp tục đi ra chất nền của lục lạp để tham gia vào pha tối của quang hợp. Cụ thể là tham gia để khử APG thành ALPG trong chu trình Canvin.

Chu trình cố định CO2 này do nhà bác học Mĩ đưa ra năm 1951. Nhóm thực vật C3 bao gồm phần lớn thực vật phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. Chúng sống trong điều kiện khí hậu ôn hòa: cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường. Sản phẩm quang hợp đầu tiên là một hợp chất  hữu cơ có 3C trong phân tử (APG - axit photphoglixêric).

Quá trình cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở chất nền của lục lạp với sự tham gia của ATP và NADPH được tạo ra từ pha sáng. Quá trình này gồm 3 giai đoạn:


Gia đoạn cacboxyl hóa (cố định CO2)

Chất nhận đầu tiên riboluzo-1,5 đi photphat (Ri1,5DP) kết hợp với CO2 tạo ra hợp chất 6C (kém bền) và lập tức tạo thành 2 hợp chất 3C (APG).
Ri1,5DP + CO2 $\rightarrow$ APG

Giai đoạn khử

Giai đoạn này APG bị khử để tạo thành anđehit photphoglixeric (ALPG) với sự tham gia của ATP và NADPH (từ pha sáng).

Giai đoạn tái tạo chất nhận

Từ ALPG phục hồi chất nhận Ri1,5DP, và phần còn dư sẽ tham gia tổng hợp nên hợp chất hữu cơ C6H12O6.

Pha tối quang hợp ở  thực vật C3 diễn ra theo chu trình Canvin. Ngoài quá trình cố địn CO2 theo chu trình C3 thì còn có 2 con đường cố định khác thích nghi với điệu kiện khí hậu nhiệt đới hay sa mạc đó là chu trình C4chu trình CAM.
Xem thêm: Câu hỏi trắc nghiệm: Quang hợp ở thực vật

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (hoặc bị phá hủy) qua nguyên phân