Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do bốn cặp gen không alen là A, a; B, b; C, c và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen, nếu có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Biết rằng mọi quá trình diễn ra bình thường, khả năng sống của các tổ hợp kiểu gen là như nhau. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai (P) AaBbCCDd ✖ AabbccDD cho đời con (F1). Xác định ở F1:
a. Tỉ lệ cây cao 170cm.b. Tỉ lệ cây có chiều cao thấp nhất.
c. Tỉ lệ kiểu gen có duy nhất 3 alen lặn.
d. Tỉ lệ cây có chiều cao ít nhất 180cm.
Trích đề thi HSG lớp 12 - Quảng Ngãi 2016-2017
Hướng dẫn giải
Theo đề ta có cây có chiều cao thấp nhất (150cm) có kiểu gen aabbccdd.
a. Tỉ lệ cây có chiều cao 170cm
Cây có chiều cao 170cm sẽ có 4 alen trội ([170 - 150]/5 = 4)
Tỉ lệ F1 có 4 alen trội = $\frac{{C_4^{4 - 2}}}{{{2^4}}} = \frac{3}{8}$
b. Tỉ lệ cây có chiều cao thấp nhất
Cây có chiều cao thấp nhất ở phép lai trên sẽ có 2 alen trội (vì có 2 cặp gen đồng hợp trội ở bố và mẹ).
Tỉ lệ cây F1 có 2 alen trội = $\frac{{C_4^{2 - 2}}}{{{2^4}}} = \frac{1}{16}$
c. Tỉ lệ F1 có kiểu gen duy nhất 3 alen lặn
Tỉ lệ cây có 3 alen lặn, sẽ có 5 alen trội = $\frac{{C_4^{5 - 2}}}{{{2^4}}} = \frac{1}{4}$
d. Tỉ lệ cây có chiều cao ít nhất 180cm
Cây cao 180cm sẽ có 6 alen trội = $\frac{{C_4^{6 - 2}}}{{{2^4}}} = \frac{1}{16}$
Lời kết: Với dạng bài tập này chúng ta tách các phep lai ra tính vẫn được nhưng tốn thời gian và dễ có sai sót trong tính toán. Chúng ta nên sử dụng công thức tính số alen trội (lặn) ở đời con như trên để làm cho nhanh và hạn chế sai sót.