Câu 35. Ở một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P), số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 10%. Ở F1, số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở P, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệA. 2/5B. 4/9C. 4/5D. 1/2
Theo đề: Ta có quần thể ngẫu phối với thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền là
d(AA) + h(Aa) + r(aa) = 1 (1)
Với r = 10% (hay 0,1) và tần số alen:
+ p(A) = d + h/2 (2)
+ q(a) = r + h/2 (3)
Trong đó p(A) + q(a) = 1 (4)
Quần thể (P) qua một thế hệ ngẫu phối sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền (xem cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối) và có cấu trúc di truyền ở F1 sẽ là:
$p^2$ (AA) + $2pq$ (Aa) + $q^2$ (aa) = 1 (5)
Mà theo đề thì ở F1 có cây thân thấp (aa) chiếm tỉ lệ 9% (0,09) = $q^2$
=> q(a) = 0,3
=> p(A) = 0,7
Như chúng ta biết, nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì qua các thế hệ giao phối tần số alen luôn luôn không đổi.
Vậy, thay q(a) = 0,3 và r(aa) = 0,1 vào biểu thức (3), ta được:
q(a) = r + h/2
⇔ h = 0,4
=> d(AA) = 1 - (0,1+0,4) = 0,5
Vậy trong tổng số cây thân cao, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ: 0,4/0,9 hay = 4/9