Trong cây nước tồn tại ở 2 dạng là nước tự do và nước liên kết. Nước tự do có ý nghĩa đối với quá trình trao đổi chất của cây, còn nước liên kết bảo vệ cho hệ keo của nguyên sinh chất khỏi bị đông tụ và làm phá hủy cấu trúc của các bào quan. Thực vật có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường tốt có hàm lượng nước liên kết cao hơn thực vật có khả năng chống chị kém với điều kiện bất lợi của môi trường.
- Nước là thành phần bắt buộc xây dựng nên cơ thể thực vật (cấu trúc). Hàm lượng nước trong đa số cơ thể thực vật chiếm khoảng 85%-90% trongn lượng khô
- Nước ảnh hưởng đến trạng thái hệ keo của nguyên sinh chất. Khi tế bào mất nước, keo nguyên sinh chất chuyển từ trạng thái sol (dung dịch tự do) sang trạng thái gel )liên kết), khi đó cường độ trao đổi chất của tế bào giảm dần và ngừng hẳn khi keo nguyên sinh đặc quánh. Khi tế bào hút nước thì keo nguyên sinh chuyển từ trạng thái gel sang trạng thái sol, làm tăng cường độ trao đổi chất.
- Nước tạo ra môi trường trong cây, do đó bảo đảm sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể thực vật và giữa cơ thể với môi trường. Nước là dung môi hòa tan các chất trong tế bào, nước tham gia vào quá trình vận chuyển các chắt trong cây.
- Nước là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng hóa sinh trong tế bào như các phản ứng thủy phân, phản ứng sinh tổng hợp một số chất.
- Nước làm nhiệm vụ điều hòa và ổn định nhiệt độ của cơ thể thực vật.
- Nước tham gia vào hydrat hóa các chất hữu cơ. Nước được hấp thụ trên các bề mặt keo (protein, axit hữu cơ và trên bề mặt các màng sinh chất) tạo thành một lớp màng bảo vệ các cấu trúc của tế bào.