Tiếp tục cập nhật phần trắc nghiệm sinh học 11 trích từ các đề thi thử 2018 để các bạn tham khảo. Các bạn cũng có thể tham khảo phần 1 và phần 2 đã được đăng trước đó. Sau đây là phần trắc nghiệm sinh học thuộc chương trình lớp 11 được trúc từ 7 đề thi thử 2018.
14. Sở GD-ĐT Hà Nội
Câu 97: Động vật nào sau đây có khả năng hô hấp bằng hệ thống ống khí?A. Rắn
B. Cá
C. Giun đất
D. Châu chấu
Câu 98: Khi nói về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cây hấp thụ khoáng ở dạng ion
B. Hấp thụ nước luôn đi kèm hấp thụ khoáng
C. Hấp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng
D. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút nhờ cơ chế thẩm thấu
Câu 99: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng trình tự các pha trong chu kì hoạt động của tim?
A. Pha co tâm thất→ Pha co tâm nhĩ→ Pha dãn chung
B. Pha dãn chung→ Pha co tâm nhĩ → Pha co tâm thất
C. Pha dãn chung → Pha co tâm thất → Pha co tâm nhĩ
D. Pha co tâm nhĩ → Pha co tâm thất → Pha dãn chung
Câu 100: Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của mạch máu trong hệ mạch của cơ thể được biểu hiện ở hình bên dưới.
Các đường cong A, B, D trong hình lần lượt biểu diễn sự thay đổi độ lớn của
A. Tổng tiết diện, huyết áp, vận tốc máu
B. Vận tốc máu, tổng tiết diện, huyết áp
C. Huyết áp, tổng tiết diện, vận tốc máu
D. Huyết áp, vận tốc máu, tổng tiết diện
Câu 101: Khi nói về hô hấp sáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chỉ xảy ra ở thực vật CAM, gây lãng phí sản phẩm quang hợp
B. Xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 nhiều, lượng O2 thấp
C. Enzim oxigenaze chuyển thành enzim cacboxilaze oxi hóa ribolozo- 1,5- diphotphat đến CO2
D. Bắt đầu từ lục lạp, chuyển qua peroxixom và kết thúc sự thải ra khí CO2 tại ti thể
Câu 102: Khi nói về các hoocmon ở người, những phát biểu nào sau đây đúng?
I.Nếu thiếu tiroxin thì trẻ chậm lớn
II. Hoocmon FSH do tuyến yên tiết ra có tác dụng tăng phân bào
III. Progesteron chỉ được tiết ra trong giai đoạn phụ nữ mang thai.
IV. Testosteron kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của nam giới
A. I và III
B. I và IV
C. III và IV
D. I và II
15. Sở GD&ĐT Thanh Hóa
Câu 103: Động vật nào sau đây có quá trình tiêu hóa sinh học (nhờ vi sinh vật cộng sinh) diễn ra trong cơ quan tiêu hóa?A. Mèo.
B. Hổ.
C. Lợn.
D. Thỏ
Câu 104: Khi so sánh về quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4 và thực vật CAM, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thực vật C3, C4 có quá trình quang phân li nước còn thực vật CAM thì không.
B. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở hai loại tế bào (tế bào mô giậu và tế bào qanh bó mạch) còn thực vật C3 và thực vật CAM chỉ diễn ra ở tế bào mô giậu.
C. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4 diễn ra vào ban ngày còn thực vật CAM diễn ra ở cả ban ngày và ban đêm.
D. Cả thực vật C3, C4 và CAM đều có chu trình Canvin.
Cáu 105: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối, là ví dụ về
A. ứng động không sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.
B. hướng sáng dương dưới tác động của ánh sáng.
C. ứng động sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ.
D. ứng động sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.
Câu 106: Nói về xinap, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào bên cạnh nhau.
(2) Tốc độ truyền tin của xinap hóa học chậm hơn tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh .
(3) Tất cả các xinap đều chứa chất trung gian hóa học là axetyl colin.
(4) Do có chất trung gian hóa học ở màng trước và thụ thể ở màng sau nên tin chỉ truyền qua xinap từ màng trước qua màng sau:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 107: Hợp chất nào sau đây vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật?
A. H2O
B. O2
C. C6H12O6
D. CO2
Câu 108: Vì sao phụ nữ uống hoặc tiêm thuốc tránh thai có chứa hoocmon progesteron và ơstrogen có thể tránh được mang thai.
A. Do hoocmon này có thể ngăn cản không cho tinh trùng gặp trứng.
B. Do hoocmon này tác động ức chế tuyến yên, làm giảm tiết FSH và LH dẫn đến trừng không chín và rụng.
C. Do nồng độ hoocmon này trong máu cao đã tác động trực tiếp lên buồng trứng là cho trứng không chín và rụng.
D. Do các hoocmon này có kihar năng tiêu diệt hết tinh trùng.
16. ĐHSP Hà Nội Lần 2
Câu 109: Sản phẩm quang hợp nào dưới đây được sử dụng trong chu trình Canvin?
A. CO2 và glucôzơ.
B. H2O và O2.
C. ADP, Pi và NADP+.
D. ATP và NADPH
Câu 110: Đặc điểm không có trong quá trình truyền tin qua xinap hóa học là:
A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.
B. các chất trung gian hóa học trong các bóng gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.
C. xung thần kinh lan truyền từ màng sau đến màng trước.
D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào chùy xinap.
Câu 111: Khi tế bào khí khổng no nước thì
A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm khí khổng mở ra.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong căng theo, khí khổng mở ra.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. thành mỏng căng ra là cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
Câu 112: Nếu tảo lục được cung cấp CO2 tổng hợp với oxy nặng (18O) sau đó phân tích chỉ ra hợp chất duy nhất sau đây được sản xuất không chứa (18O).
A. glyceraldehyde 3-photphate (G3P).
B. glucozo.
C. ribulose bisphotphate (RuBP).
D. O2.
Câu 113: Quá trình nào trong tế bào nhân chuẩn sẽ tiến hành bình thường cho dù oxy (O2) có mặt hay vắng mặt?
A. Vận chuyển điện tử.
B. Đường phân.
C. Chu trình Crep.
D. Oxy hóa photphoryl hóa.
Câu 114: Câu nào dưới đây mô tả tốt nhất mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp?
A. Quang hợp lưu trữ năng lượng trong các phân tử hữu cơ phức tạp, trong khi hô hấp giải phóng năng lượng.
B. Sự quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật và hô hấp chỉ xảy ra ở động vật.
C. Các phân tử ATP được tạo ra ở quang hợp và được sử dụng trong hô hấp.
D. Hô hấp là sự đồng hóa và hô hấp là sự dị hóa.
Câu 115: Một đặc trưng mà lưỡng cư và con người có điểm chung là
A. số buồng tim.
B. các vòng tuần hoàn là tách biệt nhau.
C. số lượng vòng tuần hoàn.
D. huyết áp thấp trong hệ thống mạch.
17. ĐH KHTN Lần 2
Câu 116: Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất làA. chu trình Crep.
B. chuỗi truyền electron
C. lên men.
D. đường phân.
Câu 117: Hệ mạch của thú có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây?
I. Máu ở động mạch chủ giàu O2.
II. Máu ở động mạch phổi giàu CO2.
III. Máu ở tĩnh mạch chủ giàu O2.
IV. Máy ở tĩnh mạch phổi giàu O2.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 118: Các chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucose là
A. AlPG (aldehit photphogliceeric)
B. APG (axit photphogliceric)
C. RiDP (ribulose -1,5 diphotphat).
D. AM (axit malic)
Câu 119: Cho các sinh vật sau:
I. Dương xỉ
II. Tảo
III. Sâu
IV. Nấm rơm
V. Rêu
VI. Giun
Có bao nhiêu loại được coi là sinh vật di dưỡng?
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 120: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
A. Chủ yếu là tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào cùng một lúc.
C. Chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào.
D. Chỉ tiêu hóa ngoại bào.
Câu 121: Khi năn quá mặn, cơ thể sẽ có mấy hoạt động điều tiết trong số các hoạt động dưới đây?
I. Tăng tái hấp thu nước ở ống thận.
II. Tăng lượng nước tiểu bài tiết.
III. Tăng tiết hoocmon ADH ở thùy sau tuyến yên.
IV. Co động mạch thận.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 122: Nơi nước và các chất hòa tan đi qua ngay trước khi vào mạch gỗ của rễ là
A. tế bào biểu bì.
B. tế bào lông hút.
C. tế bào nội bì.
D. tế bào vỏ.
Câu 123: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở là như thế nào?
A. Độ ẩm không khí không liên quan chặt chẽ với sự thoát hơi nước.
B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
C. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
D. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước các yếu.
Câu 124: Phổi chim có cấu tạo khác với phổi các động vật trên cạn khác như thế nào?
A. Có nhiều ống khí.
B. Khí lưu thông hai chiều qua phổi.
C. Có nhiều phế nang.
D. Phế quản phân nhánh nhiều.
18. Yên Định – Thanh Hóa
Câu 125: Tuyến yên không sản sinh ra loại hoocmôn nào sau đây?A. Hoocmôn LH.
B. Hoocmôn sinh trưởng GH.
C. Glucagon.
D. FSH.
Câu 126: Hình thức sinh sản của cá mập giống với các loài cá xương khác ở đặc điểm nào?
A. Cá mẹ đẻ trứng ra môi trường ngoài.
B. Cá con ở môi trường nước thường trải qua giai đoạn cá bột.
C. Phôi lấy chất dinh dưỡng trong noãn hoàng.
D. Cá thường đẻ ra môi trường nhiều trứng và thụ tinh ngoài.
Câu 127: Vì sao trong quá trình gieo hạt trong bầu đất người ta lại sử dụng túi FE màu đen?
A. Vì rễ cây luôn tránh ánh sáng.
B. Vì túi màu đen bền hơn túi màu khác.
C. Vì tạo điều kiện cho đất ẩm.
D. Vì túi màu đen bảo vệ hạt khỏi động vật ăn hạt.
Câu 128: Tại sao trẻ em đến tuổi dậy thì thường có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh?
A. Do ơstrogen và testosteron tiết ra nhiều.
B. Do hoocmôn tuyến giáp tiết ra nhiều.
C. Do hoocmôn sinh trưởng tiết ra nhiều.
D. Do hoocmôn tuyến tụy tiết ra nhiều.
Câu 129: Thành phần của thuốc tránh thai có chứa loại hoocmôn nào sau đây?
A. FSH.
B. Ơstrogen.
C. HCG.
D. Progesteron.
Câu 130: Vi khuẩn nào sau đây có vai trò cố định nitơ khi cộng sinh với bèo dâu?
A. Anabea.
B. Nitrobacte.
C. Nostoe.
D. Rhizobium.
Câu 131: Vận động nào sau đây thuộc kiểu ứng động sinh trưởng?
A. Vận động bắt mồi của cây nắp ấm.
B. Vận động đóng mở khí khổng.
C. Vận động nở hoa.
D. Vận động về phía phân bón của rễ cây.
Câu 132: Khi va chạm lá cây trinh nữ thường cụp lại là do
A. ion K+ tràn ra dịch bào làm giảm áp suất thẩm thấu của các tế bào thể gối.
B. ion K+ tràn vào làm tăng áp suất thẩm thấu của các tế bào lá.
C. ion K+ tràn ra dịch bào làm giảm áp suất thẩm thấu của các tế bào lá.
D. ion K+ tràn ra làm tăng áp suất thẩm thấu của các tế bào thể gối.
Câu 133: Trong quang hợp, oxi tạo ra có nguồn gốc từ biến đổi nguyên liệu nào sau đây?
A. Khử H2O.
B. Oxi hóa H2O.
C. Quá trình cố định CO2.
D. Quá trình khử CO2.
19. Sở GD và ĐT Hà Tĩnh
Câu 134: Thực vật trên cạn chủ yếu hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?A. Lá.
B. Thân.
C. Hoa.
D. Rễ.
Câu 135: Động vật nào sau đây vừa có tiêu hóa nội bào vừa có tiêu hóa ngoại bào?
A. Thủy tức.
B. Trùng giày.
C. Gà.
D. Rắn.
Câu 136: Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây xanh, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Rễ cây hút khoáng theo phương thức thụ động hoặc phương thức chủ động.
B. Quá trình hút khoáng thụ động luôn cần tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. Nếu nồng độ Ca2+ trong đất cao hơn trong rễ thì rễ cây sẽ hút Ca2+ theo phương thức chủ động.
D. Nếu nồng độ Mg2+ trong đất thấp hơn trong rễ thì rễ cây sẽ hút Mg2+ theo phương thức thụ động.
Câu 137: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Gà.
B. Châu chấu.
C. Rắn.
D. Thủy tức.
Câu 138: Khi nói về chu trình Canvin trong quang hợp của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tổng hợp glucôzơ.
B. Xảy ra vào ban đêm.
C. Giải phóng CO2.
D. Giải phóng O2.
Câu 139: Phổi của nhóm động vật nào sau đây không có phế nang?
A. Ếch, nhái.
B. Chim.
C. Bò sát.
D. Thú.
Câu 140: Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi cơ thể mất máu, huyết áp giảm.
II. Tăng nhịp tim sẽ làm tăng huyết áp.
III. Tâm nhĩ co sẽ đẩy máu vào động mạch.
IV. Loài có kích thước cơ thể càng lớn thì có nhịp tim càng chậm.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 141: Xét 5 loài thực vật: Mía, cao lương, lúa mì, xương rồng, rau dền. Khi nói về quang hợp của các loài thực vật này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vào ban đêm, có 2 loài xảy ra cố định CO2 theo chu trình C4.
II. Cả 5 loài cố định CO2 theo chu trình C4.
III. Có 4 loài có phương thức quang hợp thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới.
IV. Có 1 loài thích nghi với điều kiện khí hậu sa mạc.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Tiếp theo: Trắc nghiệm sinh học 11 phần 4