ADS

Bài tập xác định nguồn gốc nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân hình thành giao tử


HELP ME: ở người bộ NST 2n=46. Trong trường hợp không xảy ra trao đổi chéo. Tỷ lệ con sinh ra từ một cặp bố mẹ bất kì có chứa 23 NST của bà nội?
--Minh Tường--
Bài tập sinh học bạn Minh Tường đưa ra thuộc dạng bài tập sinh học về số kiểu (loại) giao tử, tỉ lệ giao tử và tỉ lệ xuất hiện hợp tử có nguồn gốc khác nhau từ đời ông (bà) nội và ông (bà) ngoại.

Trước khi giải bài giúp Minh Tường, mình tóm tắc phương pháp chung để giải bài tập dạng này như sau:

  • Trong kiến thức lí thuyết về quá trình phân bào giảm nhiễm (giảm phân) thì chúng ta biết rằng:
  • Trong tế bào thì các nhiễm sắc thể (NST) tồn tại thành từng cặp tương đồng.
  • Các cặp NST tương đồng phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do (ngẫu nhiên) trong thụ tinh.

Như vậy ta xét nguồn gốc bộ lưỡng bội (2n) của bố (hoặc mẹ) ta thấy có n NST có nguồn gốc từ ông nội (ông ngoại)n NST có nguồn gốc từ bà nội (bà ngoại) [ nói dễ hiểu hơn là trong 2n NST của bố thì n có nguồn gốc từ ông nội và n từ bà nội; trong 2n NST của mẹ thì n có nguồn gốc từ ông ngoại và n từ bà ngoại)]

Bố (mẹ) có bộ NST 2n giảm phân sẽ hình thành được $2^n$ kiểu giao tử có bộ NST n. Trong đó số kiểu giao tử mang k NST của ông nội hoặc bà nội (ông ngoại hoặc bà ngoại) là tổ hợp không lặp chập k của n: $C_n^k = \frac{n!}{k!(n-k)!}$.

Vậy tỉ lệ giao tử của bố (hoặc mẹ) mang k trong số n NST của ông nội hoặc bà nội (ông ngoại hoặc bà ngoại) sẽ là: $\frac{C_n^k}{2^n}$.
Số kiểu tổ hợp của bố và mẹ sẽ là: $2^n.2^n = 4^n$Trong đó số kiểu hợp tử mang $k_1$ NST của ông nội (hoặc bà nội) và $k_2$ của ông ngoại (hoặc bà ngoại) là: $\frac{C_{n}^{k_{1}}.C_{n}^{k_{2}}}{4^{n}}$
.
Lưu ý: Các biểu thức trên được xét trong điều kiện cấu trúc NST phải khác nhau, trong giảm phân không có trao đổi đoạn và không có đột biến.

Như vậy bạn đã giải được bài tập mà bạn Minh Tường đưa ra chưa nào? Hãy ghi kết quả ở phân nhận xét luôn nhé!

Bạn bè