Đã bao giờ bạn biết một điều gì đó là rất tốt, nhưng bạn vẫn ít làm? Đã bao giờ bạn làm một thứ gì đó, nhưng bạn làm mãi mà kết quả vẫn không như mong muốn? (rèn luyện kỹ năng học tập chẳng hạn)? Tại sao nhiều khi chúng ta biết mà vẫn không làm, mà quan trọng hơn là tại sao nhiều khi làm mãi mà vẫn không giỏi?
Nếu bạn từng băn khoăn điều này giống mình, thì chỉ 10 phút nữa thôi, bạn sẽ có lời giải đáp từ một thứ cực kỳ đơn giản.
Mình rất hay ăn đá lạnh (có lẽ vì vậy mà bây giờ răng bị lung lay). Khi mẹ bảo mình đổ nước vào khay để làm đá, mình đã tìm ra 3 cách để cho nước vào khay.
- Bạn có thể đặt khay xuống bàn, cầm siêu nước rót từ trên cao xuống, lướt sang phải, lướt sang trái, cho tới khi đầy thì thôi. Mình gọi đây là phong cách “nhi đồng tưới cây”.
- Nhanh gọn hơn, là nhúng cả… khay đá vào chậu nước, sau đó múc lên rồi nhét vào tủ. Mình đặt tên cho phong cách này là… “bà già múc nước”.
- Nghiêng khay ra, đổ nước vào một đầu, nước sẽ chảy từ ô đầu tiên, tràn sang ô tiếp theo, cứ thế, cứ thế tới ô cuối cùng và… tràn ra sàn nhà. Đây là phong cách “tức nước vỡ bờ”
Mình thích cách số 3 nhất, mình thích nhìn dòng nước chảy thông suốt, và nếu như có một cái khay nước đá 3 ô, mình thấy nó cực kỳ giống với việc học hỏi của chúng ta, giúp mình tự giải thích rất nhiều điều từng băn khoăn trước đây.
Ví dụ khi bạn nghe giới thiệu về một khóa học gia sư có vẻ hay, nhưng bạn chưa muốn đi học gia sư vì có vẻ như họ cũng dạy những thứ bạn đã đọc trong sách, đây là cái biết “sách vở”.
Rồi có một vài người bạn của bạn, họ cũng đọc sách giống bạn, nhưng khi học thêm về họ thay đổi đột phá, bạn nghĩ có thể khóa học thêm này có gì đó khác biệt. Rồi bạn đăng ký đi học thêm và phát hiện ra mình chưa biết rất nhiều thứ về… những thứ mình đã biết, đây là cái biết “thông suốt”.
Nhưng đặc biệt, dưới sự hướng dẫn chu đáo của gia sư giỏi, bạn thực hành và thấy kết quả khác biệt. Mây mù như được xóa bỏ, những thứ bạn biết trước đây bỗng trở nên sáng tỏ, đó chính là cái biết “thực chứng”, tức là sự hiểu biết có được do sự chứng kiến và trải nghiệm thực tế của bạn, cái biết khi bạn đã dùng thử nên nó là cái biết rất quan trọng. Nhưng bạn đừng đánh giá thấp cái biết "thông suốt", vì nó là nền tảng của cái biết "chứng thực". Rất nhiều khi, chúng ta làm nhiều, nhưng hiệu quả không được bao nhiêu. Lý do là vì bạn có thể đã hiểu lầm một thứ gì đó khi đọc sách, nên bạn cần cái biết "thông suốt", cái biết từ những người có kinh nghiệm, để tránh sai lầm và thực hành hiệu quả.
Nói tóm lại, nếu chỉ dừng lại ở việc đọc sách hay nghe giảng từ một gia sư thiếu kinh nghiệm, giống như bạn chỉ đổ ½ nước vào ô số 1 và ngồi cầu trời cho cho mình có cả 3 viên đá vậy. Làm sao được? Bạn phải tiếp tục đổ thêm nước để nâng cấp lên cái biết "thông suốt" nhờ học hỏi từ những người có kinh nghiệm thực tế. Nhưng như vậy thì vẫn chưa đủ, bạn phải tiếp tục đổ nước bằng cách thực hành kiên trì với sự hướng dẫn đúng đắn gia sư giỏi. Khi ấy nước mới tràn sang ô giữa, và bạn cứ tiếp tục, tiếp tục cho tới khi nước sẽ chảy sang cuối, thậm chí tràn cả ra ngoài. Khi đã trở nên tài giỏi, bạn sẽ còn giúp đỡ được cả rất nhiều người khơi thông dòng nước “trí tuệ” của họ nữa!
Bài viết được đóng góp bởi Fususu đóng góp, Quảng Văn Hải chỉnh sửa.