Thầy giải giúp em bài này với ạ: thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến nhiệt ở 18 độ C là 17 ngày đêm cò ở 25 độ C là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật này là bao nhiêu?
--Liên Nguyễn--
Để giải bài tập sinh học của bạn Liêm Nguyễn thì trước hết HẢI Blog's nhắc lại công thức để tính tổng nhiệt hữu hiệu cho một chu kì phát triển của động vật biến nhiệt là S = (T-C)D. Trong đó S là tổng nhiệt hữu hiệu; T là nhiệt độ môi trường; C là ngưỡng nhiệt phát triển; D là số ngày của một chu kì phát triển (còn gọi thời gian của một vòng đời).
Trong công thức trên các bạn lưu ý rằng ở động vật biến nhiệt thì tổng nhiệt hữu hiệu (S) là lượng nhiệt tích lũy cần thiết để hoàn thành một chu kì sống vì cậy ta thấy S là hằng số (tức con số không thay đổi). Còn ngưỡng nhiệt phát triển (C) có thể hiểu là nhiệt độ tối thiểu mà sinh vật đó có thể tồn tại và phát triển (ta thường gọi là giới hạn dưới về nhiệt độ) cò lẽ bạn cũng đã dễ dàng nhận ra rằng C cũng là hằng số. Hai đại lượng còn lại là T và D là biến số và có tỉ lệ nghịch với nhau nghĩa là nhiệt độ môi trường càng cao (tức nhiên phải nằm trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ) thì số ngày để hoàn thành vòng đời càng ngắn lại (cái này ta hay nghe nói khi trời nắng ấm thì dịch bệnh phát triển nhanh và mạnh, hay thức ăn sẽ nhanh ôi thiêu,...).
Có lẽ tới đây các bạn cũng đã hình dung được cách để giải bài tập trên rỗi phải không nào? Nói vậy chứ có bạn vẫn chua biết cách giải thì mình sẽ hướng dẫn nốt như sau:
Để dễ hiểu hơn thì mình đặt:
- T, D lần lượt là nhiệt độ môi trường và số ngày hoàn thành chu kì sống của loài động vật biến nhiệt trên trong trường hợp thứ nhất (I). Vậy T = 18 ngày đêm và D = 17 độ C.
- T', D' lần lượt là nhiệt độ môi trường và số ngày hoàn thành chu kì sống của loài động vật biến nhiệt trên trong trường hợp thứ hai (II). Vậy T' = 25 ngày đêm và D' = 10 độ C.
Như đã nói ở trên là S và C là hằng số nến ta suy được: S = (T-C)D = (T'-C)D' thay số vào ta được (18 - C)17 = (25 - C)10 => 7C = 18.17 - 25.10 = 56 => C = 56/7 = 8 độ C.
Vừa rồi là bài giải chi tiết chỉ dành cho các bạn mới làm quen bài tập này, tuy nhiên khi đã hiểu rồi thì ta nên ghi nhớ công thức và bỏ qua các bước biến đổi trung gian để giải nhanh bài tập sinh học dạng này để thích hợp với việc giải bài tập trắc nghiệm sinh học trong các kỳ thi.