Em chào thầy ạ, hôm nay tình cờ bắt gặp blog's của thầy vui quá đi à, những kiến thức thầy dạy bảo tuy là em có đi học thêm và được biết nhưng chưa thực sự hiểu, khi xem bài giảng của thầy thì em mới nhớ lại lời cô dạy và hiểu ra vì sao như vậy, cảm ơn thầy rất nhiều ạ, những bài giảng của thầy thực sự hữu ích rất nhiều cho không chỉ em mà còn rất nhiều bạn đó ạ, ở những trang khác thì đa số các công thức rất ngắn gọn, không có giải thích cặn kẽ và ví dụ để hiểu kĩ hơn, thầy thì hoàn toàn khác, em còn thích nhất là cách thầy in đậm phần cần chú ý và những lưu ý liên quan đến vấn đề được nói đến, cảm ơn tấm lòng tâm huyết đối với người học của thầy rất nhiều ạ! Em cũng có một bài tập nhờ thầy giảng giải cho em với ạ:
Khi cho cây hạt vàng (Aa) lai với cây hạt xanh (aa) thu được đời con F1: 1/2 hạt vàng: 1/2 hạt xanh. cho các cây F1 tự thụ phấn liên tục qua 5 thế hệ thu được tỉ lệ hạt vàng bằng bao nhiêu? Tỉ lệ hạt vàng(AA) bằng bao nhiêu?
Cám ơn thầy nhiều ạ!
Trân trọng,Linh Sky | vinhthi**@gmail.com
Chào Linh Sky, đọc những dòng tâm sự của em, chắc em cũng là học sinh yêu thích môn sinh học? Những góp ý chân thành từ bạn đọc là nguồn động lực để mình có thể làm tốt hơn những thứ mà mình đang và sẽ làm. Thầy cảm ơn Linh Sky đã quan tâm và đưa ra câu hỏi cho thầy. Câu hỏi của em rất hay, bài tập trên thuộc dạng bài tập quần thể tự phối (hay còn gọi là tự thụ phấn hay giao phối gần), thầy có thể đưa ra phương pháp giải để bạn tham khảo và tìm cách giải hợp lý nhất cho bài tập trên.
Giả sử một quần thể tự phối ở thế hệ xuất phát có dAA : hAa : raa thì thế hệ Fn có thành phần kiểu gen là:$\left[ {d + \frac{{1 - h\frac{1}{{{2^n}}}}}{2}} \right]AA + h\frac{1}{{{2^n}}}Aa + \left[ {r + \frac{{1 - h\frac{1}{{{2^n}}}}}{2}} \right]aa=1$. Công thức trên cũng dễ dàng chứng minh theo hướng quy nạp. Để rõ hơn bạn xem thêm ví dụ sau:
Ví dụ: Một quần thể tự phối ở thế hệ xuất phát có 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa.
a. Tính tần số của alen A và alen a.
b. Xác định thành phần kiểu gen ở thế hệ F1, F2, Fn. Từ đó có nhận xét gì về quá trình tự phối?
Hướng dẫn giải:
a. Tần số alen A và a lần lượt là:
A = 0,1 + 0,4/2 = 0,3; tần số alen a = 0,5 + 0,4/2 = 0,7
b. Khi quần thể trên tự phối:
- Qua lần tự phối thứ nhất:
+ Kiểu gen AA có tỉ lệ 0,1AA qua lần tự phối thứ nhất vẫn tạo ra 0,1AA
+ Kiểu gen aa có tỉ lệ 0,5aa qua lần tự phối thứ nhất vẫn tạo ra 0,5aa
+ Kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,4Aa qua lần tự phối thứ nhất tạo ra 3 kiểu gen với tỉ lệ lần lượt là: 0,4(1/4AA : 1/2Aa : 1/4 aa).
Vậy thành phần kiểu gen ở F1 là: AA = 0,1 + 0,4.1/4 = 0,2 ; aa = 0,5 + 0,4.1/4= 0,6; Aa = 0,4.1/2 = 0,2.
- Qua lần tự phối thứ hai:
Tương tự như trên: Ở đời F2 cơ thể Aa tự phối sẽ sinh ra 3 loại kiểu gen với tỉ lệ là: 0,2(1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa).
Vậy tỉ lệ mỗi loại kiểu gen ở F2 là: AA = 0,2 + 0,2.1/4 = 0,25; aa = 0,6 + 0,2.1/4 = 0,65; Aa = 0,2.1/2 = 0,1
- Qua lần tự phối thứ n:
Qua quá trình tự phối, Aa sẽ tạo ra 3 loại kiểu gen AA, Aa, aa. Trong đó đến thế hệ tự phối thứ n thì $Aa = 0,4.\frac{1}{2^ n} = \frac{0,4}{2^ n}$. Vậy kiểu gen AA và aa từ kiểu gen Aa là $0,4 - \frac{0,4}{2^ n}$, trong đó $AA = aa = \frac{0,4 - \frac{0,4}{2^ n}}{2}$.
Vậy ở Fn, tỉ lệ kiểu gen mỗi loại là: $AA = 0,1 + \frac{0,4 - \frac{0,4}{2^ n}}{2}; aa = 0,5 + \frac{0,4 - \frac{0,4}{2^ n}}{2}; Aa = \frac{0,4}{2^ n}$
Nếu n dần về vô cùng thì $\frac{0,4}{2^ n}$ dần tới 0. Khi đó tỉ lệ kiểu gen Aa = 0, cho nên thành phần kiểu gen của quần thể là: AA = 0,3; aa = 0,7.
Từ đây chúng ta có được nhận xét chính là phần phương pháp giải bài tập quần thể tự phối ở phần đầu bài đó các bạn nha.
Từ đây chúng ta có được nhận xét chính là phần phương pháp giải bài tập quần thể tự phối ở phần đầu bài đó các bạn nha.
Tới đây Linh Sky có thể làm bài tập mà chính e đưa ra một cách dễ dàng, nếu có chưa rõ thì hãy để trao đổi thêm ở phần phẩn hồi (comment) bên dưới Linh Sky nhé!