ADS

Giải đáp bài tập sinh học cho bạn Phương Linh

Chào thầy, em giải mãi mà không ra bài tập này: Gen S bị đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêootit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nucleotit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là: A. mất một cặp nuclêôtit. B. mất hai cặp nuclêôtit. C. đảo vị trí hai cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit. Mong được thầy giúp hướng dẫn để em giải được bài tập trên
Mình hướng dẫn Phương Linh giải bài tập sinh học trên như sau:
  • Gọi N là tổng số Nu của gen S và n là tổng số Nu của gen s. 
  • Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nuclêôtit.

=> Ta có: $(2^3 - 1).N - 28 = (2^3 - 1)n$
=> n = N - 4
=> Gen s ít hơn gen S bốn nuclêôtit tương đương với 2 cặp Nu. Vậy đây là dạng đột biến mất 2 cặp nuclêôtit (đáp án  B).
Phương Linh cũng có thể tìm một số cách giải khác, thấy cách nào dễ hiểu và giải nhanh hơn thi áp dụng nhé.

Bài tập ở trên là một trong những dạng bài tập sinh học về đột biến gen, để hiểu kỹ hơn bạn Phương Linh cần xem thêm lý thuyết về đột biến gen và một số dạng bài tập về đột biến gen.

Bạn bè