Bạn đang đọc bài này bạn cũng là giáo viên? Còn mình là giáo viên, đang giảng dạy môn sinh học, nhưng có niềm đam mê với tin học ứng dụng. Qua thời gian học tập và nghiên cứu về tin học ứng dụng để vận dụng vào công tác giảng dạy. Nay mình mạo mụi ghi lại một số kỹ năng tin học căn bản mà người giáo viên trong thời hiện đại cần có (theo chủ quan của tác giả nha).
1. Tin học văn phòng: đó là 3 công cụ của mircosoft gồm có word, excel và powerpoint, 3 công cụ trên không nói ắt hẳn quý thầy (cô) cũng đã biết, nhưng ở đây mình liệt kê cho đủ danh sách mà thôi.
2. Công cụ soạn, xáo đề trắc nghiệm: từ năm 2007 đến nay, bên cạnh kiểm tra và thi tự luận còn có thêm phần trắc nghiệm. Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải tổ chức thành nhiều đề có nội dung như nhau (hoặc tương đương nhau) nhưng phần câu hỏi và đáp án phải được xáo trộn giữa các đề (thường thì 1 phòng/lớp kiểm tra có từ 4 đến 8 đề (gọi là mã đề) khác nhau. Nếu như quý thầy/cô xáo đề thủ công sẽ rất tốn thời gian nhưng thường xảy ra nhầm lẫn. Vì vậy quý thầy cô cần phải sử dụng công cụ hỗ trợ (phần mềm xáo đề trắc nghiệm). Qua tìm hiểu thì có một số phần mềm có thể giúp ích cho quý thầy/cô là: McMiX, TN100, Testpro,.. Nhưng mình thì thích nhất là McMiX vì nó xáo đề rất chuẩn và định dạng trang in rất dẹp đặt biệt là có thể dùng để quản lí kì thi (kiểm tra) cấp trường. Nếu thầy/cô nào muốn sử dụng nó để quản lí ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hay xáo đề vừa có tự luận vừa có trắc nghiệm thì có thể tìm hiểu thêm.
3. Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy: Việc sử dụng sơ đồ tư duy vào học tập, giảng dạy và nhiều công việc khác tuy mới được ứng dụng vào Việt Nam. Nhưng hiệu quả của nó đem lại rất tốt nên phần lớn học sinh, giáo viên và nhiều người làm trong các lĩnh vực khác (kinh doanh chẳng hạng) bắt đầu sử dụng thậm chí là thường xuyên sử dụng nó. Nhưng trong giảng dạy không thể nào vẽ tay (vì thời gian của một tiết dạy không cho phép) mà thầy/cô cần đến một công cụ trên máy tính (phần mềm) để dễ dạng thiết kế sơ đồ tư duy trên vi tính, thuận tiện cho việc lưu trữ và sử dụng lâu dài. Hiện nay công cụ để thiết kế sơ đồ tư duy trên vi tính thì rất nhiều, nhưng mình thích nhất là phần mềm iMindmap (có lẽ công cụ này do chính công ty của cha đẻ sơ đồ tư duy là Tony Buzan nên nó có nhiều ưu điểm hơn). Tại sao mình thích phần mềm này ư? Tại vì nó rất linh hoạt trog việc vẽ các ý chính, ý phụ. Hơn nữa nó có thể trình chiếu ngay trên màng hình hoặc xuất bản trình chiếu sang ppt để chèn vào bài giảng, đối với mình thì iMindmap vẫn là số 1.
4. Phần mềm tạo trắc nghiệm online: ngoài trắc nghiệm trên giấy thì công cụ tạo trắc nghiệm trực tuyến để học sinh ôn tập hoặc tự kiểm tra kiến thức đã học trên lớp. Có nhiều công cụ để hỗ trợ nhưng đơn giản nhất là thầy cô dùng phần mềm Hot Potatoes để tạo phần trắc nghiệm, sau đó chuyển thành file html và đưa lên Google Drive để chia sẽ cho học sinh. Vậy là học sinh có thể làm những bài tập trắc nghiệm của thầy/cô đưa ra ngay tại nhà của mình.
5. Xây dựng blog chia sẽ kiến thức môn học: ngày nay thì nội dung giảng dạy không chỉ gói gọn trong lớp học ở trường và thời gian 45 phút mỗi tiết học, mà có thể chia sẽ với các em học sinh những kiến thức nâng cao, giải đáp những thắt mắc của các em học sinh mọi lúc mọi nơi nhờ vào công cụ tạo blog cho cá nhân thầy/cô. Hiện nay có rất nhiều trang mạng hỗ trợ tạo blog miễn phí nhưng khuyên thầy/cô nên dùng 1 trong hai trang sau: wordpress.com và blogspot.com. Nếu thầy/có điều kiện có thể dụng wordpress.org. Vì sao nên sử dụng nó mà không sử dụng những trang khác, vì đơn giản là nó dễ sử dụng và miễn phí. Mình đã sử dụng cả 2 trang này dayhocblog.wordpress.com và quangvanhai.blogspot.com.
6. Sử dụng các trang cộng cụ hỗ trợ miến phí trực tuyến khác: mình đang sử dụng edmodo (lớp học trực tuyến: mình thích nhất là tạo kỳ thi trắc nghiệm có chấm điểm) và và oppia (tạo bài tập có tương tác với người học).
Trên là những ý kiến cá nhân về những công cụ tin học cơ bản nhất mà giáo viên cần biết. Ngoài các công cụ trên, quý thầy/cô có thể chia sẽ thêm với Hải ở đây nha!.