Theo cấu trúc hóa học, cấu trúc không gian của ADN dạng B và quá trình nhân đôi của ADN ta có thể suy luận được một số vấn đề sau:
1. Tổng số liên hiđrô trong phân tử ADN là:
H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X2. Khi ADN tự nhân nhân đôi một lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là:
H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X3. Khi phân tử ADN tự nhân đôi n lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là:
$(2A + 3G)(2^n - 1) = H.(2^n - 1) = ...$4. Số liên kết hiđrô được hình thành sau quá trình nhân đôi so với số liên kết hiđrô ban đầu (hình thành 2 phân tử ADN mới). Do vậy số liên kết hiđrô được hình thành là:
$2H.(2^n - 1) = 2.(2A + 3G)(2^n - 1) = ...$5. Liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit không bị phá vỡ $\rightarrow$ khi tự sao một lần thì số liên kết cộng hóa trị tăng lên gấp đôi (hình thành 2 mạch mới của ADN con).
6. Khi tự sao n lần số liên kết hóa trị hình thành là: $Y(2^n - 1)$
Bài tập vận dụng
* Một gen có 450 nuclêôtit loại G và nuclêôtit loại T=35%. Sử dụng dữ kiện trên để trả lời câu hỏi 1, 2, 3:Câu 1: Khi gen tự nhân đôi đã phá vỡ số liên kết hiđrô là:
A. 299
B. 4050
C. 3450
D. 2999
Câu 2: Số liên kết hóa trị được hình thành khi gen tự nhân đôi được 5 đợt liên tiếp là:
A. 3450
B. 92938
C. 92969
D. 106950
Câu 3: Số liên kết hiđrô được hình thành khi gen tự nhân đôi được 5 đợt liên tiếp là:
A. 3450
B. 9296
C. 213900
D. 106950
Câu 4: Một gen chứa 900 Ađênin và 600 Xitôzin. Khi gen đó tự nhân đôi 2 lần, số liên kết hiđrô bị phá vỡ và được hình thành lần lượt là:
A. 10800 và 14400
B. 10800 và 21600
C. 3600 và 10800
D. 3600 và 14400