Dựa vào cấu trúc không gian của gen (hay ADN) theo mô hình của Watson và F. Crick thì khi biết số nuclêôtit từng loại trong gen (hay ADN) ta sẽ tính được tổng số liên kết hiđrô trong gen. Còn liên kết cộng hóa trị thì có thể tính được ngay khi bạn chỉ biết tổng số nuclêôtit của gen nhưng ở đây mình đưa vào chung một mục là để các bạn có thể hiểu hơn về 2 loại liên kết cơ bản trong phân tử ADN (hay gen). Bài này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách giải dạng bài tập sinh học về phương pháp tính tổng số liên kết hiđrô và tổng số liên kết hóa trị trong ADN (hay gen).
Cần nhớ:
Mỗi phân tử ADN (hay gen) gồm có 2 chuỗi pôlinuclêôtit , và có các liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị như sau:
- Nuclêôtit loại A mạch này liên kết với nuclêôtit loại T mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại (T mạch này liên kết với A mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô).
- Nuclêôtit loại G mạch này liên kết với nuclêôtit loại X mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại (X mạch này liên kết với G mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô).
- Trong mỗi nuclêôtit (đơn phân của ADN) có một liên kết hóa trị giữa đường và gốc photphat ($H_3PO_4$).
- Giữa các nuclêôtit (các đơn phân) liên kết với nhau bằng liên cộng hóa trị để tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit.
Công thức:
Gọi Y là số liên kết cộng hóa trị trong ADN (hay gen) ta có:
- Số liên kết hóa trị nỗi giữa các nuclêôtit: Y = N-2
- Số liên kết hóa trị giữa axit và đường là: Y = 2N-2
Goi H là tổng số liên kết hiđrô của ADN (hay gen) ta có:
H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X
Bài tập vận dụng:
* Một gen có 300 nuclêôtit loại A và có G = 40% tổng số nuclêôtit. Sử dụng để trả lời từ câu {<1>} đến câu {<3>}.3>1>
1. Số liên kết hóa trị giữa axit và đường của gen là:
A. 2998
B. 5998
C. 5999
D. 4220
2. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit và số liên kết hiđrô của gen lần lượt là:
A. 5998 và 3600
B. 5998 và 4200
C. 2998 và 4200
D. 3000 và 4200
3. Khối lượng của gen là:
A. 126.103 đvC
B. 9.104 đvC
C. 45.103 đvC
D. 9.105 đvC
* Tổng liên kết hiđrô và liên kết hóa trị của một gen là 6448, trong đó số liên kết hiđrô nhiều hơn liên kết hóa trị là 452 liên kết. Sử dụng dữ kiên trên để trả lời từ câu {<4>} đến câu {<5>}:5>4>
4. Gen có chiều dài là:
A. 5100 ăngstron
B. 4080 ăngstron
C. 3060 ăngstron
D. 2040 ăngstron
5. Số liên kết hidrô mỗi loại trong gen là:
A. A=T=1200; G=X=300
B. A=T=900; G=X=600
C. A=T=450; G=X=1050
D. A=T=1050; G=X=450
* Mạch đơn gen cấu trúc có 1799 liên kết hóa trị giữa axit và đường, có 2350 liên kết hidrô. Sử dụng dữ kiên trên trả lời từ câu {<6>} đến câu {<8>}:8>6>
6. Số chu kì xoắn của gen là:
A. 60
B. 90
C. 120
D. 180
7. Số nuclêôtit mỗi loại của gen:
A. A=T=550 ; G=X=350
B. A=T=1100 ; G=X=700
C. A=T=350 ; G=X=550
D. A=T=350; G=X=850
8. Chiều dài của gen là:
A. 4080 ăngstron
B. 3060 ăngstron
C. 5100 ăngstron
D. 6120 ăngstron
* Gen có 2184 liên kết hiđrô và có hiệu số nucleotit loại G với nuclêôtit khác bằng 20%. Sử dụng dữ kiến trên trả lời từ câu {<9>} đến câu {<10>}10>9>
9. Chiều dài gen là:
A. 2856 ăngstron
B. 3366 ăngstron
C. 2244 ăngstron
D. 5712 ăngstron
10. Số nucleotit từng loại là:
A. A=T=363 ; G=X=477
B. A=T=366 ; G=X=504
C. A=T=504; G=X=366
D. A=T=672 ; G=X=1008
11. Gen dài 3417 ăngstron có sô liên kết hiđrô giữa G và X bằng số liên kết hiđrô giữa A và T. Số nuclêôtit từng loại của gen là:
A. A=T=402; G=X=603
B. A=T=G=X=402
C. A=T=603 ; G=X=402
D. A=T=603 ; G=X=1809
12. Một gen chứa 3900 liên kết hiđrô và tổng hai loại nuclêôtit bằng 60%. Số nuclêôtit của gen là:
A. 3000
B. 3250
C. 1500
D. A hoặc B
Ban đầu bạn hãy giải cẩn thận những bài tập sinh học mình đã cho ở trên, khi đã quen bạn có thể nhận dạng và giải nhanh các bài tập sinh học tương tự thuộc dạng trên. Trong quá trình giải các bài liên quan nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay với mình ở khung phản hồi, mình sẽ trả lời hỗ trợ thêm các bạn.
Ban đầu bạn hãy giải cẩn thận những bài tập sinh học mình đã cho ở trên, khi đã quen bạn có thể nhận dạng và giải nhanh các bài tập sinh học tương tự thuộc dạng trên. Trong quá trình giải các bài liên quan nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay với mình ở khung phản hồi, mình sẽ trả lời hỗ trợ thêm các bạn.