Câu 5: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 8; trên mỗi cặp NST đều chứa một gen có hai alen. Trong loài có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau về đột biến thể ba?
A. 81B. 27
C. 108
D. 432
Hướng dẫn giải:
- Ta có 2n = 8 suy ra n = 4 (4 cặp NST).
- Giả sử đột biến thể ba làm cặp NST số 1 có 3 chiếc, cặp số 2,3 và 4 có 2 chiếc.
- Trên mỗi cặp NST số 2, 3, 4 đều mang 1 gen có 2 alen => số kiểu gen trên mỗi cặp NST
= 2(2+1)/2=3.
- Trên cặp NST số 1 có 3 chiếc thì số loại kiểu gen là: 4
=> Vậy số kiểu gen có thể có tối đa trong trường hợp này là: 3.3.3.4= 108
- Số loại đột biến thể ba có thể xảy ra ở hoặc cặp NST số 1 hoặc cặp NST số 2 hoặc cặp NST số 3 hoặc NST số 4.
- Loại kiểu gen tối đa là: 108.4 = 432
Câu 7 : Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a quy định trên NST X, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang alen tương ứng. Một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen gây bệnh máu khó đông, người chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ sinh con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là :
A. 100%
B. 25%
C. 50%
D. 12,5%
Hướng dẫn giải :
- Một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen gây bệnh máu khó đông => kiểu gen : $X^AX^a$.
- Người chồng bị bệnh máu khó đông => kiểu gen: $X^aY$.
Phép lai : $X^AX^a$x $X^aY$ => 1/4$X^AX^a$ : 1/4$X^aX^a$ : 1/4 $X^AY$ : 1/4 $X^aY$.
Vậy xác suất họ sinh con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông ($X^aX^a$)là: 1/4 hay 25%
Câu 10: Lai giữa bố, mẹ thuần chủng cây quả tròn với cây quả dài thu được $F_1$ đồng loạt cây quả tròn. Cho $F_1$ tự thụ phấn thu được $F_2$ xuất hiện 56,25% cây quả tròn : 43,75% cây quả dài. Biết không phát sinh đột biến mới, các loại giao tử, tổ hợp gen có sức sống như nhau. Qui luật di truyền chi phối phép lai trên là:
A. Tương tác bổ sung.
B. Tương tác cộng gộp.
C. Tương tác át chế.
D. Tương tác bổ sung hoặc át chế.
Hưỡng dẫn giải:
-$F_2$ xuất hiện 56,25% cây quả tròn : 43,75% cây quả dài <=> 9 tròn : 7 dài => tương tác bổ sung.
Câu 12: Ở một loài thực vật. Chiều cao do 3 gen không alen tác động cộng gộp, các gen di truyền phân li độc lập. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao tăng 10cm. Cây thấp nhất có chiều cao 30cm. Biết không phát sinh đột biến mới, mọi quá trình diễn ra bình thường.
Thực hiện phép lai P: AaBbdd x AaBBDd. Cho các kết luận sau:
(1) $F_1$ gồm 16 kiểu tổ hợp giao tử bằng nhau.
(2) $F_1$ có kiểu gen AaBbdd chiếm 1/8.
(3) $F_1$ tỉ lệ cây có chiều cao 50cm là 1/4.
(4) $F_1$ tỉ lệ cây có chiều cao 80cm là 1/16.
Số kết luận đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải:
- AaBbdd dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) giảm phân cho ra 4 loại giao tử và AaBBDd cũng dị hợp 2 cặp gen (Aa, Dd) giảm phân cho ra 4 loại giao tử => $F_1$ có số tổ hợp gen là 4.4=16.
- AaBbdd x AaBBDd thực chất là 3 phép lai một cặp tính trạng như sau:
+ Aa x Aa => $F_1$: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
+ Bb x BB => $F_1$: 1/2BB : 1/2 Bb
+ dd x Dd => $F_1$: 1/2Dd : 1/2dd
=> Tỉ lệ kiểu gen AaBbdd ở $F_1$ là: 2/4.1/2.1/2 = 1/8
- Cây $F_1$ có chiều cao 50cm (mang 2 alen trội) chiếm tỉ lệ: $\frac{C_4^1}{2^4}=1/4$
- Cây $F_1$ có chiều cao 80cm (mang 1 alen lặn) chiếm tỉ lệ: $\frac{C_4^0}{2^4}=1/16$
Vậy 4 khẳng định trên đều đúng.
Câu 13: Trong quần thể. Xét hai gen phân bố trên hai cặp NST thường khác nhau. Gen thứ nhất có 4 alen, gen thú hai có 5 alen. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
A. 20
B. 9
C. 150
D. 180
Hướng dẫn giải:
- Gen thứ nhất có 4 alen => số kiểu gen tối đa là: 4(4+1)/2=10.
- Gen thứ 2 có 5 alen => số kiểu gen tối đa là: 5(5+1)/2=15
Vậy số kiểu gen tối đa của cả hai trên trên là: 10.15=150.
Câu 14: Ở 1 loài thực vật. Tính trạng về màu sắc hoa do hai gen không alen quy định. Cho cây quả đỏ giao phấn với cây quả đỏ thu được $F_1$ có tỉ lệ 15 cây quả đỏ : 1 cây quả trắng. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây quả đỏ ở $F_1$ đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số cây quả đỏ ở $F_1$ là:
A. 1/5
B. 3/16
C. 1/16
D. 1/15
Hướng dẫn giải:
- $F_1$ có tỉ lệ 15 cây quả đỏ : 1 cây quả trắng => đây là tương tác cộng gộp.
- Tỉ kiểu gen của cho cây quả đỏ ở $F_1$: 1AABB : 1Aabb : 1aaBB : 2AaBB : 2Aabb : 4AaBb : 2AABb : 2aaBb => Tỉ lệ cây hoa đỏ đồng hợp trong tổng số cây hoa đỏ là: 3/15 = 1/5
Câu 15: Có 2 phân tử ADN điều tiến hành tái bản 7 lần liên tiếp. Số phân tử ADN con được tạo ra là:
A. 14
B. 256
C. 9
D. 128
Hướng dẫn giải:
- Ta có: $2.2^7$= 256
Câu 18: Ở một loài, gen B có 20% Ađênin và 3120 liên kết hidro. Gen có số lượng liên kết hidro giữa A với T, G với X lần lượt là:
A. 1200 liên kết và 2700 liên kết.
B. 960 liên kết và 2160 liên kết.
C. 816 liên kết và 1836 liên kết.
D. 720 liên kết và 1620 liên kết.
Hướng dẫn giải:
- Ta có: A = T = 20% => G=X=30% => A=2/3G (1).
- mà H=2A+3G = 3120 (2)
Thay (1) vào (2) => G=720 nu ; A= 480 nu.
Vậy: Liên kêt hidro giữa A với T = 2A=2.480=960; Liên kêt hidro giữa G với X = 3G=3.720=2160.
Câu 20 : Một quần thể giao phối (P) gồm 120 cá thể có kiểu gen BB, 400 cá thể có kiểu gen Bb và 480 cá thể có kiểu gen bb. Nếu gọi p là tần số alen B, gọi q là tần số alen b, thì tần số alen B, b ở thế hệ P lần lượt là:A. p=0,36; q=0,64
B. p=0,32; q=0,68
C. p=0,12; q=0,48
D. p=0,68; q=0,32
Hướng dẫn giải:
Ta có: p(B)=$\frac{120.2 + 400}{(120+400+480).2}$= 0,32 => q(a) = 1-0,32=0,68
Câu 21 : Một quần thể khởi đầu (P) có tần số kiểu gen dị hợp (Aa) là 40%. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Tần số kiểu gen dị hợp ở thế hệ $F_2$ là :
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,3
D. 0,4
Hướng dẫn giải :
- Tần số kiểu gen dị hợp (Aa) ở quần thể khởi đầu là 40% = 0,4
- Tần số kiểu gen dị hợp ở thế hệ $F_2$ là: $0,4\frac{1}{2^2}$=0,1
Câu 22: Cấu trúc di truyền quần thể ban đầu (P): 40%AA : 60%aa. Sau 3 thế hệ ngẫu phối, không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cấu trúc di truyền của quần thể ($F_3$) là:
A. 0,6AA + 0,4aa = 1
B. 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1
C. 0,36AA + 0,48a + 0,16aa = 1
D. 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1
Hướng dẫn giải:
- (P): 40%AA : 60%aa => p(A) = 0,4; q(a) =0,6.
- Quần thể ngẫu phối thì sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền sau 1 thế thệ.
- Cấu trúc di truyền của quần thể ($F_3$) là: $p^2AA + 2pqAa + q^2aa = 1$ => $0,4^2AA + 2.0,4.0,6qAa + 0,6^2aa = 1$ => 0,16AA + 0,48pqAa + 0,36aa = 1