Trong các đề thi THPT Quốc gia môn sinh học, phần bài tập về đột biến gen chiếm số lượng câu hỏi không lớn. Tuy nhiên bài tập đột biến gen là bài khá dễ sơ với bài tập tổng hợp về quy luật di truyền trong hệ thống các dạng bài tập sinh học nên các em không thể để mất điểm ở phần này.
Để các em ôn tập môn sinh học tốt hơn ở phần này, thì thầy đã bỏ ít thời gian để tuyển tập riêng 10 câu bài tập phần đột biến gen từ các đề thi trong những năm vừa qua để các em tự làm. Trong qua trình làm chỗ nào không hiểu thì các em đừng ngại để lại phản hồi bên dưới thầy sẽ cố gắng giải đáp cho các em khi có thời gian.
1. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T = A = 601, G = X = 1199.
B. T = A = 598, G = X = 1202.
C. T = A = 599, G = X = 1201.
D. A = T = 600, G = X = 1200.
2. Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào
đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm 1 cặp nuclêôtít.
B. mất 1 cặp nuclêôtít.
C. mất 2 cặp nuclêôtít.
D. thêm 2 cặp nuclêôtít.
3. Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là
A. 370 và 730.
B. 375 và 745.
C. 375 và 725.
D. 355 và 745.
4. Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là
A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
B. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
C. mất 2 cặp nuclêôtit.
D. mất 1 cặp nuclêôtit.
5. : Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là :
A. A = T = 599; G = X = 900
B.A = T = 600 ; G = X = 900
C. A = T = 600; G = X = 899
D.A = T = 900; G = X = 599.
6. Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
B. mất một cặp A-T
C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
D. mất một cặp G-X
7. Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là:
A. A = T = 301; G = X = 899.
B. A = T = 299; G = X = 901.
C. A = T = 901; G = X = 299.
D. A = T = 899; G = X = 301.
8. Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nu clêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểmh alen a. Alen a c8 liên kết hiđrô. Số từng loại nuclêôtit của alen a là:
A. A = T = 800; G = X = 399.
B. A = T = 801; G = X = 400.
C. A = T = 799; G = X = 401.
D. A = T = 799; G = X = 400.
9. Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3601.
B. 3599.
C. 3899.
D. 3600.
10. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 899; G = X = 600.
B. A = T = 1199; G = X = 1800.
C. A = T = 1800; G = X = 1200.
D. A = T = 1799; G = X = 1200.