Trong đề thi THPT Quốc Gia môn sinh năm 2015 có câu bài tập về tính tỉ lệ kiểu hình ở đời con trong phép lai vừa phân ly độc lập vừa có hoán vị gen như sau:
Cho phép lai $\frac{AB}{ab}{{X}^{D}}{{X}^{d}}\times \frac{Ab}{aB}{{X}^{d}}Y$ thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ
A. 22%.
B. 28%.
C. 32%.
D. 46%.
Hướng dẫn giải:
Từ một phép lai về 3 cặp tính trạng (nằm trên 2 cặp NST khác nhau) ta tách thành 2 phép lai như sau:
- Xét cặp: $X^DX^d \times X^dY$
- Xét cặp: $\frac{AB}{ab} \times \frac{Ab}{aB}$
Để tính tỉ lệ số cá thể mang kiểu gen mang cả 3 tính trạng trội (A_B_$X^{D-}$) ta tính tỉ lệ cá thể mang tính trạng trội trong phép lai thứ nhất và mang cả hai tính trạng trội trong phép lai thứ hai, sau đó nhân chúng lại sẽ được tỉ lệ cá thể mang cả 3 tính trạng trội ở đời con:
- Phép lai: $X^DX^d \times X^dY$ => tỉ lệ kiểu hình: $X^{D-}$ = 1/2 = 0,5 và $X^{d-}$= 1/2= 0,5
- Phép lai: $\frac{AB}{ab} \times \frac{Ab}{aB}$ => Tỉ lệ kiểu hình A_B_ = 0,5 + aabb. (xem thêm: bài tập hoán vị gen)
Mà tỉ lệ kiểu hình aabb = $\frac{0,3}{0,5}$ = 0,06 (vì kiểu hình không mang alen trội: aabb$X^{d-}$ = 0,3. Mà tỉ lệ kiểu gen $X^{d-}$=0,5 như đã tính ở trên).
Vậy tỉ lệ kiểu hình B_D_ = 0,5 + 0,06 = 0,56.
Từ đây ta dễ dàng tính được tỉ lệ kiểu hình mang cả 3 tính trạng trội là: 0,56x0,5 = 0,28 = 28%.