Năm 1901, Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra sự có mặt của kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Kháng thể của người này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người khác và ngược lại. Đến nay đã tìm ra được rất nhiều kháng nguyên. Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu người ta phân chia thành các hệ thống nhóm máu ABO, Rh, Duffy, Kidd, Lewis, Kell, P, MNSs... Trong số này hệ thống nhóm máu ABO và Rh được quan tâm nhiều hơn cả vì chúng đóng vai trò quan trọng trong truyền máu.
1. Hệ thống nhóm máu ABO
Trên màng hồng cầu có kháng nguyên A, kháng nguyên B, còn trong huyết tương có kháng thể α (chống A), kháng thể β (chống B). Kháng thể α làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, còn kháng thể β làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B. Do kháng thể làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng cho nên người ta gọi kháng thể là ngưng kết tố, còn kháng nguyên là ngưng kết nguyên.
Do cơ thể dung nạp kháng nguyên của bản thân, nên trong huyết tương không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của chính cơ thể đó.
Dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết tương, người ta phân chia hệ thống nhóm máu ABO thành 4 nhóm: Nhóm O, nhóm A, nhóm B và nhóm AB. Kí hiệu nhóm máu dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên trên màng hồng cầu
Sự phân bố ngưng kết nguyên và ngưng kết tố trong hệ thống nhóm máu ABO |
- Người có nhóm máu O không có ngưng kết nguyên trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.
- Người có nhóm máu A có ngưng kết nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố β trong huyết tương.
- Người có nhóm máu B có ngưng kết nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α trong huyết tương.
- Người có nhóm máu AB có ngưng kết nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.
Nhóm A lại có thể được chia thành hai phân nhóm A1 và A2. Vì vậy số lượng nhóm máu có thể được chia thành 6 nhóm: O, A1, A2, B, A1B và A2B. Trong thực tế, truyền máu có thể gây tai biến khi nhầm tưởng nhóm máu A2 là nhóm máu O hoặc nhầm tưởng nhóm máu A2B là nhóm B.
Tần suất của các nhóm máu ở người thể hiện trên bảng sau:
Các
chủng tộc
|
Nhóm
máu ABO
|
|||
O
|
A
|
B
|
AB
|
|
Người
da trắng
|
45
%
|
40
%
|
11
%
|
4 %
|
Người
da đen
|
49
%
|
27
%
|
20
%
|
4 %
|
Người
Việt Nam
|
45
%
|
21,2
%
|
28,3
%
|
5,5
%
|
2. Nguyên tắc truyền máu
Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau:- Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết).
- Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận máu, cần phải làm các phản ứng chéo: trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận và ngược lại trộn hồng cầu người nhận với huyết thanh người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận.
- Nếu truyền máu không hòa hợp, ví dụ: truyền máu nhóm A, B hoặc AB cho người nhóm máu O, truyền nhóm máu A cho người nhóm máu B, truyền nhóm máu B cho người nhóm máu A thì có thể gây ra các tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày.
Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu "hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh người nhận" và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và truyền với tốc độ rất chậm. Như vậy, sơ đồ truyền máu có thể như sau:
Sơ đồ truyền máu |
Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới nhu cầu về máu là rất lớn, trong khi đó nguồn cung cấp máu chỉ có hạn. Để khắc phục tình trạng này, người ta thay việc truyền máu toàn phần bằng truyền máu theo từng thành phần của máu. Máu được phân tách ra thành các thành phần riêng rẽ như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương và các sản phẩm của huyết tương như albumin, kháng thể, các yếu tố đông máu...Như vậy, một đơn vị máu có thể truyền cho nhiều bệnh nhân tùy theo nhu cầu của từng người và cũng hạn chế được các tai biến truyền máu. Ví dụ, truyền hồng cầu cho bệnh nhân thiếu máu, truyền huyết tương cho bệnh nhân bị bỏng, truyền tiểu cầu cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu. Truyền máu toàn phần chỉ thực hiện đối với bệnh nhân mất máu cấp tính với khối lượng máu bị mất lớn (trên 30 % lượng máu cơ thể).
Xem thêm: máy đưa võng tự động và máy hút sữa bằng tay dành cho các bé
Xem thêm: máy đưa võng tự động và máy hút sữa bằng tay dành cho các bé