ADS

Thí nghiệm của Milơ và Urây

Để kiểm chứng giả thuyết của Oparin và Handan về giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản tử các chất vô cơ trong bầu khí quyển nguyên thủy của trái đất. Năm 1953 Milơ và Urây đã tiến hành thí nghiệm như sau:

Tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống như khí quyển của trái đất nguyên thủy trong một bình thủy tinh 5 lít.


  • Trong bình có chứa hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước.
  • Phóng tia lửa điện liên tục suốt 7 ngày
Kết quả thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có axit amin.

Xem video thí nghiệm của Milơ



Sau thí nghiệm của Milơ và Urây, nhiều nhà khoa học khác cũng lặp lại thí nghiệm này với thành phần các chất vô cơ có thay đổi chút ít và họ đều nhận được các hợp chất hữu cơ đơn giản khác nhau.

Trong bầu khí quyển nguyên thủy của trái đất gồm các chất khí như CH4, NH3, CO2, H2, hơi nước (rất ít N2 và chưa có O2). Nhờ tác động của nguồn năng lượng tự nhiên như sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,...các chất vô cơ đã hình thành
  • Hợp chất hữu cơ gồm 2 nguyên tố C và H (cacbon hidro).
  • Hợp chất hữu cơ 3 nguyên tố C, H  và O (sacarit và lipit).
  • Hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố C, H, O và N (axit amin, nucleotit).

Bạn bè