ADS

Cơ chế điều hòa sinh tinh

Cơ chế điều hòa sinh tinh và điều hòa sinh trứng là hai nội dung quan trọng ở phần cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật. Trong bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cơ chế điều hòa sinh tinh một cách chuyên sâu.

Quá trình sản sản sinh ra tinh trùng ở người nói riêng và động vật bậc cao nói chung được điều hòa chủ yếu bởi các hoomôn sinh dục là:
  • GnRH (Gonadotropin-releasing hormone)
  • FSH ( follicle-stimulating hormone)
  • LH (Luteinizing hormone)
  • Testosteron

Cơ chế điều hòa sinh tinh

Cơ chế điều hòa sinh tinh - Nguồn Campbeel

Vùnh dưới đồi tiết ra hoocmon GnRH, kích thích lên tuyến uyên tiết ra FSH và LH. Sau đó FSH kích thích lên ống sinh tinh, ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng; còn LH kích thích lên tế bào kẽ (leydig) làm cho tế bào kẽ sản sinh ra hoocmon testosteron. Hoomon testosteron một mặt kích thích lên ống sinh tình (cùng với FSH) để ống sinh tinh "sản xuất" ra tinh trùng, mặt khác khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao thì sẽ ức chế ngược lên vùng dưới đồi ngừng tiết GnRH và tuyến uyên ngừng tiết FSH và LH.

Hình ảnh tư liệu về cơ chế điều hòa sinh tinh

Cơ quan sinh dục nam
Cấu tạo tinh hoàn

Cấu tạo ống sinh tinh



Cấu trúc tinh trùng
Giảm phân hình thành tinh trùng

Vị trí vùng dưới đồi và tuyến uyên

Một số thuật ngữ:

  • Testis: tinh hoàn
  • seminiferous tubules: ống sinh tinh
  • Leydig cell: tế bào kẽ
  • Sertoli cell: tế bào sertoli (tế bào nuôi dưỡng tinh trùng)
  • Spermatogonial stem cell: tinh nguyên bào
  • Sperm cell: tinh trùng
Cơ chế điều hòa sinh tinh là một quá trình phức tạp, để tìm hiểu chi tiết quá trình và tất cả hoocmon cũng như bộ phân liên quan thì các em cần tìm hiểu các sách hoặc tài liệu chuyên nghành. Hy vọng với bài này giúp  các em thấy được vị trí của từng bộ phận chủ yếu tham gia vào điều hòa sinh tinh. 

Bạn bè