Tiếp tục tập nhật câu hỏi trắc nghiệm sinh học trích từ các đề thi TN, CĐ, ĐH, THPT Quốc Gia từ 2007 đến nay phần di truyền học phân tử. Qua đó giúp các em có kế hoạch ôn tập đúng hướng. Sau đây là tuyền tập 17 câu trắc nghiệm sinh học phân tử trích từ các đề thi môn sinh học năm 2009
Câu 1: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 30%.
B. 40%.
C. 10%.
D. 20%.
Câu 2: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A.
B. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.
C. Mất một cặp nuclêôtit.
D. Thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 3: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại
A. Timin (T).
B. Uraxin (U).
C. Guanin (G).
D. Ađênin (A).
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
B. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).
D. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
Câu 5: Tác nhân hoá học nào sau đây có thể làm mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit trên ADN, dẫn đến dịch khung đọc mã di truyền?
A. Êtyl mêtal sunphônat (EMS).
B. 5-brôm uraxin (5BU).
C. Cônsixin.
D. Acridin.
Câu 6: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
C. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 7: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là
A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.
B. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.
C. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Câu 8: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 5' AUG 3'.
B. 3' UGA 5'.
C. 3' UAG 5'.
D. 3' AGU 5'.
Câu 9: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
A. A = T = 610; G = X = 390.
B. A = T = 249; G = X = 391.
C. A = T = 251; G = X = 389.
D. A = T = 250; G = X = 390.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen.
B. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
C. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN.
D. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã.
Câu 11: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 990.
B. 1080.
C. 1020.
D. 1120.
Câu 12: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 280, A = T = 320.
B. G = X = 360, A = T = 240.
C. G = X = 320, A = T = 280.
D. G = X = 240, A = T = 360.
Câu 13: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 14: Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:
A. (1), (4).
B. (2), (3).
C. (2), (4).
D. (3), (4).
Câu 15: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen.
B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
D. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.
Câu 16: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 8.
B. 32.
C. 16.
D. 30.
Câu 17: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 18: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 3'AUG5'.
B. 5'AUG3'.
C. 3'XAU5'.
D. 5'XAU3'.
Trong quá trình làm bai, có gì chưa rõ các em để lại phẩn hồi bên dưới để chúng ta cùng nhau trao đổi thêm.