ADS

25 câu trắc nghiệm di truyền phân tử trích từ đề thi năm 2008

Tuyển chọn 25 câu trắc nghiệm phần cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị trích từ đề thi ĐH, CĐ và TNPT năm 2008. 

Câu 1: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
D. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
Câu 2: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 721 ; G = X = 479.
B. A = T = 720 ; G = X = 480.
C. A = T = 419 ; G = X = 721.
D. A = T = 719 ; G = X = 481.
Câu 3: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit.
B. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit.
D. Thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về plasmit?
A. Plasmit tồn tại trong nhân tế bào.
B. Plasmit thường được sử dụng để chuyển gen của tế bào cho vào tế bào nhận trong kỹ thuật cấy gen.
C. Plasmit là một phân tử ARN.
D. Plasmit không có khả năng tự nhân đôi.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?
A. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng.
B. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé.
C. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.
D. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ.
Câu 6: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình sao mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin (mARN) là
A. 15.
B. 5.
C. 25.
D. 10.
Câu 7: Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6x109 cặp nuclêôtit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
A. 24 × 109 cặp nuclêôtit.
B. 6 ×109 cặp nuclêôtit.
C. 12 × 109 cặp nuclêôtit.
D. 18 × 109 cặp nuclêôtit.

Câu 8: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột
biến xảy ra với gen S là
A. mất 1 cặp nuclêôtit.
B. mất 2 cặp nuclêôtit.
C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu 9: Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản
hữu tính.
B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu
tính.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần
cơ thể.
D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Câu 10: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số
nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt
A. 375 và 745.
B. 355 và 745.
C. 375 và 725.
D. 370 và 730.
Câu 11: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết
các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột
biến?
A. AABb, AaBB.
B. AABB, AABb.
C. AaBb, AABb.
D. aaBb, Aabb.
Câu 12: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp
A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
A. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X.
B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X.
C. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X.
D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X.

Câu 13: Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 ăngxtrông có số nuclêôtit là
A. 4500.
B. 6000.
C. 1500.
D. 3000.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính thoái hoá.
C. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 15: Đơn phân của prôtêin là
A. nuclêôtit.
B. peptit.
C. nuclêôxôm.
D. axit amin.
Câu 16: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột
biến thuộc dạng
A. mất một cặp nuclêôtit.
B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
C. thêm một cặp nuclêôtit.
D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.

Câu 17: Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hyđrô. Gen
này bị đột biến thuộc dạng
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
B. mất một cặp A - T.
C. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
D. thêm một cặp A - T.
Câu 18: Ở ruồi giấm, phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử prôtêin
biểu hiện tính trạng mắt đỏ kém một axit amin và có hai axit amin mới. Những biến đổi xảy ra trong
gen qui định mắt đỏ là
A. mất 3 cặp nuclêôtit nằm gọn trong một bộ ba mã hoá.
B. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.
C. mất 2 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.
D. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong ba bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.
Câu 19: Một trong các cơ chế gây đột biến của tia tử ngoại là
A. kích thích và gây iôn hóa các nguyên tử.
B. không kích thích nhưng gây ion hóa các nguyên tử.
C. kích thích nhưng không gây iôn hoá các nguyên tử.
D. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc, làm cho nhiễm sắc thể không phân li.
Câu 20: Trong giảm phân hình thành giao tử, nếu phát sinh đột biến gen thì tên gọi dạng đột biến đó
A. đột biến tiền phôi.
B. đột biến xôma.
C. đột biến xôma và đột biến tiền phôi.
D. đột biến giao tử.
Câu 21: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen (đột biến không
liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)?
A. Mất một cặp nuclêôtit.
B. Mất một số cặp nuclêôtit.
C. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
D. Thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 22: Enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN là
A. amilaza.
B. ligaza.
C. ADN pôlimeraza.
D. ARN pôlimeraza.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN (tái bản ADN)?
A. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.
B. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.
C. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’-5’.
Câu 24: Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN là
A. 25.
B. 6.
C. 64.
D. 32.
Câu 25: Một gen cấu trúc bị đột biến mất đi một bộ ba nuclêôtit mã hoá cho một axit amin. Chuỗi pôlipeptit do gen bị đột biến này mã hoá có thể
A. có số lượng axit amin không thay đổi.
B. thay thế một axit amin này bằng một axit amin khác.
C. thêm vào một axit amin.
D. mất một axit amin.

Thầy sẽ tiếp tục cập nhật tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm phần di truyền phân tử ở tất cả các năm đê giúp các em tiếp cận tốt kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới!

Bạn bè