Theo đề án của Bộ Giáo Dục Việt Nam, chúng ta đang tiến háng biên soạn sách giáo khó dành cho học sinh từ tiểu học đến THCS và THPT. Với lần này được hứa hẹn và cho chúng ta thêm hy vọng sẽ có bộ sách được hoàn thiện hơn, đáp ứng những mong đợi của học sinh, phụ huynh và giáo viên cũng như toàn xã hội. Điều đáng nói là cách đây 10 năm chúng ta cũng đã thay đổi sách toàn bộ, nhưng có vẽ sau mỗi năm lại đều chỉnh và điều chỉnh nhưng cuối cùng cũng không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Để tạo nên một hệ thống giáo dục thành công cần có sự liên kết giữa nội dung, phương pháp và quản lí giáo dục. Hay nói rộng hơn là chúng ta phải dựa trên nền tảng của một triết lý giáo dục. Mỗi giai đoạn, mỗi đất nước sẽ có những triết lý riêng về giáo dục. Trước khi xây dựng nội dung, phương pháp và cách thức quản lí giáo dục người ta cần tìm cho mình một triết lý cụ thể. Vậy triết lý giáo dục của nước ta là gì? HQB cũng đã thình thoảng tìm câu trả lời nhưng vận chưa lĩnh hội được có lẽ do khả năng hạn của của bạn thân hay là một lý do khác thì HQB cũng đang tiếp tục tìm hiểu.
Cách đây 3 năm tôi tình cờ biết được một cuốn sách bàn về tiết lý giáo dục (một dẫn nhập về triết lý giáo dục) của John Dewey được Phạm Anh Tuấn dịch lại có tên: Dân chủ và giáo dục. Nói thật là khi đọc về nó khá trừu tượng, nhiều chỗ vẫn chưa hiểu được ý của tác giả nhưng nhiều chỗ hiểu được thì thấy khá hay. Có lẽ nó giúp mở ra cánh cửa hiểu thêm một số đều mà mình chưa bao giờ được nghe, được đọc trước đó trong trường THPT, Đại học cũng như sau này đi làm.
Dân chủ và giáo dục |
Cũng qua cuốn sách này, và một số diễn đàn giáo viên trên internet HQB lại biết đến cuốn sách thứ 2 về chủ đề này có tên Émile Hay Là Về Giáo Dục của tác giả Jean - Jacques Rousseau (dịch giả: Lê Hồng Sâm - Trần Quốc Dương). Nội dung cuốn sách là câu chuyện về việc giáo dục cậu bé Émile nhưng hàm chứa nhiều triết lý về giáo dục.
Émile hay là về giáo dục |
Nếu các bạn quan tâm đến chủ đề triết lý giáo dục, thì có thể tham khảo 2 cuốn sách trên, và có thể bàn luận thêm ở phân comment. Theo HQB đây là chủ đề khá thú vị. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số nguồn có bàn luận đến chủ đề này:
- Thôi đừng cãi nhau về triết lý giáo dục nữa
- “EMILE hay về Giáo dục” - Một triết lý giáo dục nhân bản: dạy và học làm người
- Sách kinh điển về giáo dục của Rousseau ra mắt tại VN