ADS

Bài tập di truyền quần thể chịu tác động của yếu tố Di-Nhập gen

Khi nói bài tập di truyền quần thể, chúng ta thường nghĩ đến bài tập về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối ngẫu nhiên và thường không xét đến sự tác động của các nhân tố tiến hóa như Đột biến, CLTN, Di-Nhập gen,... Tuy nhiên trong nhưng năm gần đây đề thi THPT Quốc Gia thường đề cập đến dạng bài tập di truyền quần thể chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.


Hai quần thể chuột đồng (I và II) có kích thước lớn, sống cách biệt nhau. Tần số alen A quy định chiều dài lông ở quần thể I là 0,7 và quần thể II là 0,4. Một nhóm cá thể từ quần thể I di cư sang quần thể II. Sau vài thế hệ giao phối, người ta khảo sát thấy tần số alen A ở quần thể II là 0,415. Số cá thể di cư của quần thể I chiếm bao nhiêu % so với quần thể II?
A. 5,26%.
B. 3,75%
C. 5,9%.
D. 7,5%.
Bài này mới nhìn qua chúng ta có thể lúng túng vì ít gặp trong các đề kiểm tra, tuy nhiên chúng ta cần phân tích kỹ đề vận dụng kiến thức sinh học và toán học để giải quyết bài tập này. Bài này chúng ta có thể giải quyết theo 2 cách sau:

Cách 1: Giải bài tập di truyền quần thể chịu tác động của di - nhập gen theo cách thông thường

Gọi N là số cá thể của quần thể II (quần thể nhận) và C là số cá thể của quần thể I di cư vào quần thể II. Dựa vào định nghĩa về tần số alen và  dữ kiện đề bài ta có thể suy:
0,415 = 2(0,4N + 0,7C)/2(N + C) => C/N = 0,015/0,285 = 0,0526 = 5,26%

Cách 2: Các giải nhanh bài tập di truyền quần thể chịu tác động của di - nhập gen

Áp dụng cộng thức 

p hổn = (p nhận + mp cho) / (1+m)
Trong đó:

  • p hỗn: Tần số alen A của quần thể hỗn hợp (sau khi có nhập cư).
  • p cho: Tần số alen A của quần thể cho.
  • p nhận: Tần số alen của quần thể nhận. 
  • m: Tỉ lệ cá thể mới nhập cư  so với số cá thể quần thể nhận ban đầu.

Như vậy, từ công thức ta suy ra được: m (p cho - p hỗn) = p hỗn - p nhận => 
m = (p hỗn - p nhận)/(p cho - p hỗn) = 0,015/0,285 = 0,0526 = 5,26%

Như vậy, trong đề thi THPT Quốc Gia các em có thể gặp phải nhưng dạng bài tập mới lạ, tuy nhiên cần chuyển những bài này về làm sau cùng (nếu thời gian làm bài còn dư). Hãy vận dụng kiến thức về quy luật sinh học và toán học đã được học để giải.

Bạn bè