Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2017 có nhiều thay đổi, trong đó có thay đổi tổ hợp môn thi, số câu hỏi và thời gian thi cho mỗi môn được quan tâm. Bộ GD&ĐT cũng đưa ra 3 đề minh họa để giáo viên và học sinh làm quen với cấu trúc đề. HQB đã cố gắng phân loại theo chuyên đề các câu hỏi từ 3 đề minh họa để các em tiện ôn tập trong những ngày cuối. Mời các em học sinh chú ý theo dõi và cùng nhau trao đổi để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc Gia 2017 chính thức sắp tới.
Sau đây mời các em thử sức với 23 câu trắc nghiệm sinh học phần cơ sở vật chât, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử và tế bào.
Phần 2: 28 câu trắc nghiệm sinh học phần Quy luật di truyền
Phần 2: 28 câu trắc nghiệm sinh học phần Quy luật di truyền
Câu 1: [2017090] Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Tổng hợp ARN.
B. Nhân đôi ADN.
C. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
D. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
Câu 2: [2017114] Từ một phân tử ADN ban đầu được đánh dấu 15N trên cả hai mạch đơn, qua một số lần nhân đôi trong môi trường chỉ chứa 14N đã tạo nên tổng số 16 phân tử ADN. Trong các phân tử ADN được tạo ra, có bao nhiêu phân tử ADN chứa cả 14N và 15N?
A. 4.
B. 16.
C. 2.
D. 8.
Câu 3: [2017002] Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
A. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza.
B. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.
C. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.
D. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 4: [2017105] Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt chiếm 20% và 40% số nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15% số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit loại T ở mạch thứ hai so với tổng số nuclêôtit của mạch là
A. 20%.
B. 25%.
C. 15%.
D. 10%.
Câu 5: [2017096] Khi nói về ARN, phát biểu nào sau đây sai?
A. ARN tham gia vào quá trình dịch mã.
B. Ở tế bào nhân thực, ARN chỉ tồn tại trong nhân tế bào.
C. ARN được tổng hợp dựa trên mạch gốc của gen.
D. ARN được cấu tạo bởi 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
Câu 6: [2017014] Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.
B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
C. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.
D. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
Câu 7: [20170035] Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’: Met; 5’AAG3’: Lys; 5’UUU3’: Phe; 5’GGX3’ và 5’GGU3’: Gly; 5’AGX3’: Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết dự đoán nào sau đây sai?
A. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
B. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
C. Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã.
D. Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu 8: [2017054] Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: [2017047] Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình sau.
Các số 1, 2, 3 lần lượt là
A. sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản.
B. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).
C. sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).
D. sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc.
Câu 10: [2017041] Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:
I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.
II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.
III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
A. II → III → I.
B. I → II → III.
C. II → I → III.
D. I → III → II.
Câu 11: [2017020] Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.
B. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba.
C. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
Câu 12: [2017016] Hình sau đây là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này
A. mắc hội chứng Claiphentơ.
B. mắc hội chứng Đao.
C. mắc hội chứng Tớcnơ.
D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 13: [2017055] Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
A. 12.
B. 24.
C. 25.
D. 23.
Câu 14: [2017095] Alen B ở sinh vật nhân thực có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G = 3/2. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3600.
B. 3599.
C. 3899.
D. 3601.
Câu 15: [2017104] Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit trong gen gọi là đột biến điểm.
B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa.
C. Đột biến gen chỉ xảy ra trong nguyên phân mà không xảy ra trong giảm phân.
D. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
Câu 16: [2017084] Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm chiều dài của nhiễm sắc thể?
A. Lặp đoạn.
B. Chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn.
D. Đảo đoạn.
Câu 17: [2017051] Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là
A. đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.
B. đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
C. đều diễn ra trong nhân tế bào.
D. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 18: [2017021] Hình bên dưới minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này.
Phân tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng
B. Hình 2 minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
C. (1) và (2) đều chung một hệ enzim.
D. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Câu 19: [2017042] Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này
có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 15.
B. 13.
C. 21.
D. 42.
Câu 20: [2017049] Hình sau mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây?
A. Đảo đoạn.
B. Chuyển đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Mất đoạn.
Câu 21: [2017061] Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’.
B. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
D. Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
Câu 22: [2017015] Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật?
A. Đột biến tự đa bội.
B. Đột biến lệch bội.
C. Đột biến điểm.
D. Đột biến dị đa bội.
Câu 23: [2017001] Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”?
A. ADN.
B. mARN.
C. rARN.
D. tARN.