ADS

Tổng hợp 18 câu trắc nghiệm sinh học phần Tiến hóa từ 3 đề minh họa năm 2017

Tổng hợp 18 câu trắc nghiệm sinh học phần Tiến hóa từ 3 đề minh họa năm 2017 của Bộ GD&ĐT. Tiến hóa gồm có 3 chuyên đề nhỏ là Bằng chứng tiến hóa; Cơ chế tiến hóa và Sự phát sinh, phát triển sinh giới. Các em sẽ ôn tập nhanh với các câu trắc nghiệm sinh học mà HQB đã tổng hợp bên dưới:
Câu 72: [2017067] Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
B. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.
C. Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần thể ban đầu.
D. Khi không xảy ra đột biến thì các yếu tố ngẫu nhiên không thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
Câu 73: [2017092] Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Silua.
B. Kỉ Đêvôn.
C. Kỉ Cambri.
D. Kỉ Cacbon.
Câu 74: [2017028] Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:

Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.
C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.
D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.
Câu 75: [2017106] Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Các cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
(2) Tiến hóa không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
(3) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên quần thể khi điều kiện sống của quần thể thay đổi.
(4) Loài mới không thể được hình thành nếu không có sự cách li địa lí.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 76: [2017011] Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. alen. B. kiểu hình.
C. kiểu gen.
D. gen.
Câu 77: [2017044] Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tứ.
B. kỉ Triat (Tam điệp).
C. kỉ Đêvôn
D. kỉ Krêta (Phấn trắng).
Câu 78: [2017064] Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen.
II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể.
IV. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 79: [2017091] Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng
A. tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
B. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội và tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
C. tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn.
D. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn và tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
Câu 80: [2017076] Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:
Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là
A. đột biến.
B. giao phối ngẫu nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 81: [2017039] Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nuclêôtit sau đây:
Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là
A. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
B. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
D. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
Câu 82: [2017012] Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ
A. Than đá.
B. Đệ tứ.
C. Phấn trắng.
D. Đệ tam.
Câu 83: [2017059] Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Di - nhập gen.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 84: [2017101] Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Di - nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Giao phối không ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
C. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
D. Đột biến cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Câu 85: [2017010] Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là
A. đột biến.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 86: [2017009] Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
A. quần xã.
B. quần thể.
C. cá thể.
D. hệ sinh thái.
Câu 87: [2017093] Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên quần thể mà không tác động lên cá thể.
B. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Ở quần thể sinh vật lưỡng bội, chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 88: [2017053] Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
B. Cánh chim và cánh bướm.
C. Chi trước của mèo và tay của người.
D. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
Câu 89: [2017089] Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Với 18 câu trắc nghiệm phần tiến hóa này sẽ giúp các em ôn lại những gì cơ bản nhất chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới.

Bạn bè