Giáo viên sử dụng blog hay website để kết nối với học sinh và đồng nghiệp ngày càng tăng. Nhưng một điều cũng cần suy nghĩ dành cho thầy cô có ý định tạo cho mình một blog hay website, sau một số phân tích theo cảm nhận và kinh nghiệm chủ quan của tôi qua quan sát suốt thời gian qua về cách xây dựng blog của giáo viên.
Về mặt kỹ thuạt thì xây dựng blog ngày nay không còn khó (nếu không muốn nói là quá dễ), những ai không biết thì chỉ cần seach google là có thể tự làm được trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là blog được tạo ra một thời gian rồi chết yểu. Không cập nhật bài viết hay có cập nhật nhưng lượng truy cập quá ít,... theo thời gian động lực để phát triển không còn và lại bỏ cuộc. Số lượng blog giáo dục được tạo ra bởi giáo viên ngày càng nhiều, tuy nhiên số lượng blog chất lượng và tồn tại lâu thì khá ít.
Vậy nguyên nhân là do đâu? Mỗi giáo viên trước khi quyết định tạo blog sẽ có những lí do riêng và mục tiêu riêng của mình. Phần lớn blog được tạo ra bởi đam mê và muốn tương tác với học sinh của mình nói riêng và những những sinh trên cả nước nói chung cũng như đồng nghiệp. Tuy nhiên qua thời gian vì nhiều lí do như thời gian, kinh phí, sức khỏe,... không cho phép nên blog sẽ không được chăm sóc và lâm vào trạng thái chế yểu; Cũng có thể nhiều blog của giáo viên được viết chia sẻ kiến thức khoa học thuần túy, phong cách viết không khác mấy so với tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bồi dưỡng, sách chuyên nghành,... người đọc nhàm chán và sẽ không có tính tương tác cao. Blog là của cá nhân mình, phải mang phong thái viết của cá nhân chỉ cần kiến thức khoa hoc không sai là được. Có như vậy học sinh (độc giả) mới dễ cảm nhận nội dung, giảm căng thẳng khi tiếp thu những nội dung mới hay được hiểu tường tận những nội dung sách giáo khoa đã đề cập,...
Có lẽ phần lớn, giáo viên khi xây dựng blog nghĩ đến việc tìm thêm thu nhập thụ động. Đều này là chính đáng và được tôn trọng nếu kèm theo đó học sinh của mình nhận được nhiều điều hữu ích từ blog của mình. Cũng như mình viết blog này, kèm theo sự cho đi mình cũng nhận lại chút ít kinh phí để duy trì, phát triển nội dung ngày càng phong phú. Kinh phí này mình không nhận tự độc giả mà là từ các nhà quảng cáo, các nhà cung ứng dịch vụ có liên quan đến nội dung blog, liên quan đến giáo viên và học sinh.
Nếu như giáo viên và học sinh có sử dụng những dịch vụ được mình liên kết thì lại được hưởng lợi nhiều hơn về chất lượng cũng như giá cả. Như vậy bản thân mình và độc giả của mình cùng có lợi. Còn việc làm như tế nào để có thêm thu nhập cho blog thì mình sẽ bàn trong một bài khác. Bài này mình chỉ viết những gì mình cảm nhận để giúp giáo viên định hình trước khi quyết định tạo blog cũng như định hướng phát triển blog. Mình không muốn rằng số lượng blog giáo dục chết yểu gần bằng với số blog được tạo ra.
Nói tóm lại là để xây dựng blog giáo dục thầy cô cần phải có đam mê, thích chia sẻ, thích viết lách (không cần phải hay, chỉ cần có bản sắc riêng và dễ hiểu) và đặc biệt là phải nghĩ đến cách kiếm thêm thu nhập từ blog của chính mình một cách chân chính (không thể đặt quảng cáo có thể ảnh hưởng không tốt đến đọc giả của mình,...).
Với bài viết này, mang tính chủ quan của cá nhân và cần được sự góp ý, bổ sung của độc giả với mục đích chung là số lượng blog có chất lượng tốt trong lĩnh vực giáo dục được tạo ra từ giáo viên này càng nhiều.