Môi trường bên trong cơ thể sinh vật (nội môi) nói chung và cơ thể người nói riêng luôn được duy trì ổn định. Ví dụ như người trưởng thành có nhiệt độ thân nhiệt khoảng 37,5 độ C, áp suất thẩm thấu trong máu và dịch mô khoảng 0,9atp, nồng độ gulozo (đường) trong máu khoảng 108 - 140mg/dl, nồng độ pH khoảng 7.35 – 7.45 ...
Điều gì xảy ra nếu như các điều kiện lí hóa bên trong cơ thể chúng ta không còn ở trong vùng bình thường? Khi cơ thể chúng ta nhiệt độ quá cao hay quá thấp; điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ đường trong máu luôn quá cao hay quá thấp; điều gì sẽ xảy ra khi áp suất thẩm thấu trong cơ thể luôn cao hay thấp hơn mức bình thường? Câu trả lời chung là cơ thể không còn khỏe mạnh (hay là đã bị bệnh).
Trong nội dung bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu có chế để cân bằng áp suất thẩm thấu trong trong môi trường bên trong cơ thể mà cụ thể là trong máu (dịch tuần hoàn). Áp suất thẩm thấu trong máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chất hòa tan trong máu mà chủ yếu là hàm lượng Na+ và Glucôzơ. Như vậy điều hòa áp suất thẩm thấu thực chất là điều hòa lượng nước và nồng độ các chất tan trong dịch tuần hoàn. Ở bài này chúng ta lần lượt tìm hiểu vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
1. Vai trò của thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu (ASTT)
Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… → thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước vào → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải nước → duy trì áp suất thẩm thấu.
Như vậy tùy theo trường hợp cụ thể mà thận thực hiện vai trò của mình như tăng cường hấp thu hay đào thải nước cũng như chất tan cho phù hợp.
2. Vai trò của gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu
Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu mà đặc biệt là glucôzơ…
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định
- Khi đói (xa bữa ăn), do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định.
Glucozo là chất cung cấp chủ yếu cho các tế bào, các tế bào sẽ sử dụng gucozo để oxi hóa khử tại tị thể để tạo ra năng lượng sinh học (ATP) cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. Nếu như cơ thể người tiết ra ít hoặc thậm chí không tiết ra được insulin thì bắc buộc cơ thể phải thải glucozo qua đường bài tiết (theo nước tiểu) để đảm bảo cho ASTT trong máu không quá cao, hiện tượng này gọi là bệnh tiểu đường. Chúng ta sẽ tìm hiểu về một số nguyên nhân, những biểu hiện cũng như cách ăn kiên cho người bệnh tiểu đường ở bài tiếp theo.