ADS

Cấu tạo và cơ chế đóng mở khí khổng

Ở thực vật có hai con đường thoát hơi nước ở lá là: thoát hơi nước qua khí khổng và thoát hơi nước qua lớp Cutin. Đối với thoát hơi nước qua khí khổng thì lượng nước thoát ra trong một khoảng thời gian (tốc độ thoát hơi nước) phụ thuộc và số lượng khí khổng cũng như độ đóng mở của khí khổng. Vậy khí khổng có cấu tạo như thế nào và cơ chế đóng mở của khí khổng ra sao? chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung của bài này:
Các khí khổng được quan sát qua kính hiển vi

Câu tạo khí khổng

Khí khổng được cấu tạo bở 2 tế bào hình hạt đậu nằ áp sát nhau tạo thành lỗ khí. Trong mỗi tế bào hình hạt đậu có chứa lục lạp, nhân và các bào quan khác như tế bào bình thường. Nhưng màng tế bào ở phía lỗ khí dày hơn ở phía đối diện.
Cấu tạo khí khổng

Cơ chế đóng - mở khí khổng

Khi 2 tế bào hình hình hạt đậu cấu tạo nên khí khổng trương nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo => Khí khổng mở rộng (Hình a). 
Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng => khí khổng đóng lại (Hình b). Tuy nhiên chúng ta lưu ý rằng là khí khổng không bao giở đóng hoàn toàn.
Cớ chế đóng - mở khí khổng

Quá trình trương nước hay mất nước (phản ứng đóng mở khí khổng) của tế bào khí khổng lại chịu sự điều tiết của nhiều quá trình khác, giúp sự đóng mở của khí khổng vào những thời điểm thích hợp với chức năng thoát nước, lấy $CO_2$,... nếu cần quan tâm thì các bạn đọc thêm phần các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng đóng mở khí khổng.

Bạn bè