Trong suốt quá trình tiến hóa lâu dài từ đời sống đưới nước (thủy sinh) lên cạn, thực vật đã hình thành được những đặc điểm của bộ rễ thích nghi không chỉ về đặc điểm cấu tạo giải phẫu mà còn về đặc điểm sinh học phù hợp với chức năng hút nước và ion khoáng. Cụ thể như sau:
- Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng, phân nhánh => có chiều dài và tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường lớn hơn thân và lá rất nhiều. Phần lớn rễ cây có thể đâm sâu 1,5 đến 2.0m (ví dụ như khoai tây 1.7m, ngô 2.2m,...) và một số tường hợp 5-10m, hay hơn nữa (Ví dụ rễ cây linh lăng lúc gặp hạn có thể đâm sâu đến 18m). Khi trồng riêng cây lúa vào hộp có điện tích 30 $cm^2$ và chiều cao 55cm, sau 4 tuần cây cao 50cm. Người ta xác định được tổng chiều dài của bộ rễ của cây lúa trên là 625km với tổng diện tích bề mặt của rễ là 285 $cm^2$. Tuy nhiên, những số liệu này còn phụ thuộc vào mật độ cây.
- Nhờ có khả năng hướng nước và hướng hóa, rễ cây có thể chủ động tìm đến nguồn nước và các chất dinh dưỡng trong đất. Không chỉ nước chảy theo các mao quản tới đầu rễ mà đầu rễ và lông hút luôn "đuổi" theo nguồn nước và luôn đi tới những vùng đất mới tương đối giàu chất dinh dưỡng và đủ nước hơn. (Xem thêm phần hướng động ở thực vật).
- Rễ cây của nhiều loài cây họ Đậu có khả năng chủ động chuyển hóa các chất khó tiêu thành dễ tiêu bằng cách tiết ra môi trường các axit hữu cơ và khí $CO_2$.
Những đặc điểm của bộ rễ trình bày ở trên là đối với thực vật ở cạn. Còn đối với thực vật thủy sinh (sống trong môi trường nước) thì có bộ rễ ít phát triển và thường biến dạng. Vì nước không chỉ được hấp thụ ở rể mà được hấp thụ qua toàn bộ bề mặt có thể của thực vật.