Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 5%.
B. 25%.
C. 20%.
D. 12,5%.
Trích câu ID: 50022 - Bộ tài liệu tiếp cận kì thi THPT Quốc Gia 2018
Để giải được bài tập này các em cần nắm vững cấu trúc di truyền quẩn thể qua các thế thệ tự thụ phấn cũng như những thuật ngữ thướng sử dụng trong di truyền học quần thể cũng như tư duy toán học.
Hướng dẫn giải
Quy ước:
A- thân cao >> a- thân thấp
Hay AA, Aa: thân cao; aa: thân thấp
Theo đề, cấu trúc di truyền quần thể ở thế hệ xuất phát (P) là
dAA : hAa : 0,75 aa (trong đó d + h = 0,25)
Nhận xét: ta thấy kiểu gen aa:
+ Ở thế hệ xuất phát P = 0,75
+ Ở thế hệ F2 (tự thụ phấn) = 1 – 0,175 = 0,825
Vậy, khi tự thụ phấn qua 2 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen aa ở F2 là:
aa = r + $h\left( {{\frac{1-\left( \frac{1}{2} \right)}{2}}^{2}} \right)$ = 0,75 + $h\left( \frac{1-\frac{1}{4}}{2} \right)$ = 0,825
Suy ra, h = 0,2
=> d = 1 – (h+r) = 1 – (0,2 + 0,75) = 0,05
Vậy, tỉ lệ cây thân cao đồng hợp (thuần chủng) trong tổng số cây thân cao
= d/(d+h) = 0,05/0,25 = 0,2 = 20%
Các em cũng có thể giải theo những cách khác nhanh hơn, nhưng hãy nhớ bản chất đừng nhớ công thức máy móc nhé!