Câu 1: Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với
động vật nhai lại?
- Hệ tiêu hóa
của động vật nhai lại không
tiết ra enzim xenlulaza. Vì vậy, chúng không tự
tiêu hóa thức ăn có thành xenlulôzơ của tế bào thực vật. Vi sinh vật cộng
sinh trong dạ cỏ và manh tràng có khả năng tiết ra enzim xenlulaza để
tiêu hóa xenlulôzơ. Ngoài ra, vi sinh vật còn tiết ra các enzim tiêu hóa các
chất hữu cơ khác có trong tế bào thực vật thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Các chất dinh dưỡng đơn giản này là nguồn chất dinh dưỡng cho động vật
nhai lại và cho vi sinh vật.
- Vi sinh vật
cộng sinh trong dạ cỏ theo thức ăn đi vào dạ múi khế và ruột. Ở ruột, các vi
sinh vật này sẽ bị tiêu hóa và trở thành nguồn prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.
Câu 2: Ở
người, vận tốc máu trong loại mạch nào
là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu
tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chậm trong trong loại mạch đó.
- Vận tốc máu nhanh nhất ở động mạch. Tác dụng: đưa máu và chất
dinh dưỡng kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh sản phẩm của họat động tế bào
đến nơi cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết.
- Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng: tạo điều
kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào.
Câu 3: Tại
sao nói trong quá trình hô hấp ở cá có hiện tượng dòng nước chảy một chiều và gần
như liên tục từ miệng qua mang?
Quá trình hô
hấp ở cá có hiện tượng dòng nước chảy một chiều gần như liên tục từ miệng qua
mang:
+ Khi cá thở
vào, miệng cá mở ra, thềm miệng hạ
xuống, nắp mang đóng làm thể tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng
giảm. Nước tràn qua qua miệng vào trong khoang miệng.
+ Khi cá thở
ra, miệng đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm thể tích khoang
miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng
đi qua mang.
Câu 4: Chất
trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp?
Chất trung gian
hóa học làm thay đổi tính thấm
ở màng sau khe xináp và làm xuất
hiện điện thế hoạt động
lan truyền đi tiếp.
Câu 5: Tại sao khi kích thích vào một điểm trên
cá thể thủy tức thì toàn thân nó co lại? `Việc co lại toàn thân có ưu điểm và
nhược điểm gì?
Do hệ thần kinh
của thủy tức có dạng lưới, các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể và liên hệ
với nhau qua sợi thần kinh. Khi kích thích tại một điểm, toàn bộ các tế bào
thần kinh cùng trả lời kích thích => co rút toàn bộ cơ thể.
+ Ưu điểm:
tránh được kích thích từ môi trường
+ Nhược điểm: Tiêu tốn năng lượng, kém chính xác
Nguồn: Đề Hải Dương năm 2016-2017
Câu 6: Ở người, protein được biến đổi ở các bộ phận nào trong ống tiêu hóa? Quá trình tiêu hóa protein ở bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Ở người, protein được biến đổi ở dạ dày và ruột non.
Tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì:
- Dạ dày chỉ có pepsin biến đổi protein thành các chuỗi polipeptit ngắn (khoảng 8 – 10 axit amin) cơ thể chưa hấp thụ vào máu được.
- Ở ruột non có đầy đủ các enzim từ tuyến tụy, tuyến ruột tiết ra để phân giải hoàn toàn các chuỗi polipeptit ngắn thành các axit amin cơ thể hấp thụ vào máu được.
Câu 7: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích.
a. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.
b. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể là máu không pha.
c. Ở người, khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu.
a. Đúng do trong hệ tuần hoàn hở máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu đi đến các cơ quan và bộ phận xa tim chậm, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể vì vậy thích hợp với động vật có kích thước cơ thể nhỏ.
b. Sai vì tim bò sát 4 ngăn chưa hoàn thiện (vách ngăn giữa hai tâm thất là không hoàn toàn) nên có sự pha trộn máu ở tâm thất do đó máu vận chuyển trong cơ thể là máu pha.
c. Đúng do:
- Hoocmon ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu → lượng nước thải theo nước tiểu giảm.
- Rượu làm giảm tiết ADH → giảm hấp thụ nước ở ống thận → lượng nước tiểu tăng → mất nước → áp suất thẩm thấu trong máu tăng → kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát.
Câu 8: Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn của sâu bướm mang lại cho chúng những điểm lợi và bất lợi gì?
- Điểm lợi: Mỗi giai đoạn có cách khai thác nguồn sống khác nhau, do đó chúng có thể thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường.
- Điểm bất lợi: Do phải trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn đòi hỏi một loại môi trường riêng. Điều này làm tăng tính phụ thuộc vào môi trường. Mặt khác, vòng đời bị kéo dài nên tốc độ sinh sản chậm → kém ưu thế hơn trong tiến hóa.
Câu 9: Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện như thế nào? Giải thích.
- Biểu hiện: Chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
- Giải thích: Iôt là thành phần của hoocmon tiroxin. Thiếu iốt dẫn đến thiếu tiroxin → giảm quá trình chuyển hóa cơ bản, giảm sinh nhiệt của các tế bào, giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào. Đối với trẻ em, tiroxin còn có vai trò kích thích sự phát triển đầy đủ của các tế bào thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ.
Câu 10: Nếu một người bị hỏng thụ thể progesteron và estrogen ở các tế bào
niêm mạc tử cung thì có xuất hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang
thai của người này như thế nào? Giải thích.
- Tử cung của người này không đáp ứng
với estrogen và progesteron nên không dày lên và cũng không bong ra, do đó
không có chu kì kinh nguyệt.
- Người này không có khả năng mang
thai do niêm mạc tử cung không dày lên dẫn đến:
+ Trứng không thể làm tổ.
+ Nếu trứng làm tổ được
cũng khó phát triển thành phôi do niêm mạc tử cung mỏng nên thiếu chất dinh dưỡng
cung cấp cho phôi, dễ bị sẩy thai.
Câu 11: Vì sao
phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị loãng xương?
- Ở giai đoạn tiền
mãn kinh hàm lượng hoocmon estrogen giảm. Hoocmon này có tác dụng kích thích lắng
đọng canxi vào xương. Khi nồng độ estrogen giảm thì sẽ giảm lắng đọng canxi vào
xương do đó gây loãng xương.
- Ở
giai đoạn mãn kinh thì nang trứng không phát triển, không có hiện tượng rụng trứng,
không có thể vàng → buồng trứng ngừng tiết estrogen → canxi không lắng đọng vào
xương → bệnh loãng xương càng nặng.
Nguồn: Đề HSG 12 - Hải Phòng - 2016-2017
Câu 12: Trong một chu kì tim, tại sao tâm nhĩ co trước rồi đến tâm thất?
- Do hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
- Khi nút xoang nhĩ phát xung điện, xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co trước, sau đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
Câu 13: Tại sao khi bị bệnh hở van thất động, sức khỏe của người bệnh ngày càng giảm sút?
- Người bị bệnh hở van thất động, khi tâm thất giãn một lượng máu từ động mạch quay trở về tâm thất → lượng máu từ tim tống vào động mạch trong một chu kì giảm.
- Người bị bệnh hở van thất động, khi tâm thất giãn một lượng máu từ động mạch quay trở về tâm thất → lượng máu từ tim tống vào động mạch trong một chu kì giảm.
- Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì tim đập nhanh, mạnh. Nếu tim đập nhanh mạnh kéo dài dẫn đến suy tim, lượng máu cung cấp cho các cơ quan giảm → sức khỏe giảm sút.
Câu 14: Tại sao trao đổi khí ở phổi của thú hiệu quả hơn trao đổi khí ở phổi của lưỡng cư? Vì sao động vật có phổi không hô hấp được ở dưới nước?
+ Phổi của thú có rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn so với phổi của lưỡng cư.
+ Sự thông khí ở phổi của thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực hiệu quả hơn so với sự thông khí ở phổi lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
- Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước là do nước tràn vào đường dẫn khí nên không lưu thông khí dẫn đến không hô hấp được và sau một thời gian ngắn thiếu dưỡng khí (O2..), động vật sẽ chết.
Câu 15: Khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng thì nồng độ các hoocmôn chống đa niệu (ADH) và anđôstêron trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích.
- Mất mồ hôi nhiều làm nồng độ hoocmôn chống đa niệu (ADH) và anđôstêron trong máu tăng lên.
- Giải thích:
+ Mất mồ hôi nhiều làm thể tích máu giảm → kích thích làm tăng tiết alđôstêron.
+ Mất mồ hôi nhiều làm áp suất thẩm thấu máu tăng lên → kích thích vùng dưới đồi tiết ADH, đồng thời kích thích thùy sau tuyến yên làm tăng giải phóng ADH.
Câu 16: Các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở người? Nếu bị bệnh tiểu đường thì huyết áp thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người :
+ Do tuyến tụy sản xuất lượng hormon insulin không đủ.
+ Có thể do béo phì, ít vận động.
- Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu tăng → áp suất thẩm thấu của máu tăng → tăng hút nước → thể tích máu tăng → huyết áp tăng.
Nguồn: Đề chọn HSG 11- Nghệ An - 2016-2017