ADS

Trắc nghiệm sinh học 11 - Tríc từ các đề thi thử THPT Quốc Gia 2018 [Phần 4]

Phần 4 của chuyên đề trắc nghiệm sinh học 11 được tuyển tập từ các đề thi thử THPT Quốc Gia 2018 của: Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, Hưng Yên và các trường THPT Chuyên ĐH Vinh (lần 2) Chuyên Vĩnh Phúc (4), Quốc Học Huế (2), ĐHSP Hà Nội (3). Mội dung từ câu 141 đến câu 187.

Xem thêm: Trắc nghiệm sinh học 11 phần 1, phần 2, phần 3

20. Chuyên ĐH Vinh – Lần 2

Câu 142: Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra qua:
A. khí khổng và lớp cutin.
B. rễ cây và lá cây.
C. lớp sáp và cutin.
D. lớp vỏ trên thân cây.
Câu 143: Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. Mực.
B. Châu chấu.
C. Trùng biến hình.
D. Giun đất.
Câu 144: Châu chấu trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua:
A.Phổi.
B. Da.
C. Mang.
D. Hệ thống ống khí.
Câu 145: Sự hấp thụ nước ở tế bào lông hút theo cơ chế:
A. Khuếch tán.
B. Thẩm thấu.
C. Vận chuyển chủ động.
D. Khuếch tán tăng cường.
Câu 146: Đặc điểm hệ tiêu hóa của thỏ và ngựa là:
A. Dạ dày đơn, manh tràng rất phát triển.
B. Dạ dày đơn, manh tràng kém phát triển.
C. Dạ dày đơn, ruột ngắn.
D. Răng nanh phát triển, răng hàm to.
Câu 147: Hô hấp ở thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo H2O cung cấp cho quang hợp.
B. Tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống.
C. Tạo nhiệt năng để duy trì các hoạt động sống.
D. Tạo ra các hợp chất trung gian cho quá trình đồng hóa trong cơ thể.
Câu 148: Năng suất quang hợp của thực vật C3 thấp hơn thực vật C4 vì ở thực vật C3:
A. Chuyển hóa vật chất chậm.
B. Có cường độ hô hấp mạnh.
C. Không thể sống ở nơi có ánh sáng mạnh.
D. Có hiện tượng hô hấp sáng.
Câu 149: Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
II.Máu đi từ động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim
III.Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao.
IV.Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh.
A. 2.
B. 4
C. 1
D. 3

21. Sở GD và ĐT Hà Tĩnh (Mã đề 002)

Câu 150: Trong dung dịch mạch rây có chứa 10 đến 20% hàm lượng chất nào sau đây?
A. Tinh bột.
B. Prôtêin.
C. Sacarôzơ.
D. ATP.
Câu 151: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Thủy tức.
B. Tôm.
C. Thú.
D. Giun.
Câu 152: Cây hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?
A. CaCl2.
B. CaSO4.
C. Ca(OH)2.
D. Ca2+.
Câu 153: Động vật nào sau đây có tiêu hóa nội bào?
A. Châu chấu.
B. Giun đất.
C. Rắn.
D. Trùng giày.
Câu 154: Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, tiêu hóa cơ học chỉ diễn ra ở miệng và dạ dày.
B. Tất cả các động vật có ống tiêu hóa đều có tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa cơ học có ở tất cả các loài động vật có cơ quan tiêu hóa.
D. Tất cả các động vật có túi tiêu hóa đều có tiêu hóa ngoại bào kết hợp tiêu hóa nội bào.
Câu 155: Khi nói về hệ tuần hoàn và cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tăng nhịp tim sẽ làm tăng huyết áp.
II. Tâm nhĩ co sẽ đẩy máu vào động mạch.
III. Thường xuyên ăn thức ăn nhiều muối thì huyết áp giảm.
IV. Những loài có kích thước cơ thể càng bé thì có nhịp tim càng chậm.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 156: Xét 5 loài thực vật: Mía, dứa, cao lương, xương rồng, rau dền. Khi nói về quang hợp của các loài thực vật này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 3 loài cố định CO2 theo chu trình C4.
II. Có 1 loài thích nghi với điều kiện khí hậu ôn đới.
III. Vào ban đêm, có 2 loài xảy ra cố định CO2 theo chu trình C4.
IV. Có 3 loài có phương thức quang hợp thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.

22. Sở GD và ĐT Hưng Yên

Câu 157: Nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là thành phần của diệp lục, nếu thiếu nó lá sẽ có màu vàng?
A. Magie.
B. Kali.
C. Clo.
D. Sắt.
Câu 158 : Rễ cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào ?
A. Miền lông hút.
B. Đỉnh sinh trưởng.
C. Miền sinh trưởng.
D. Rễ chính.
Câu 159: Ở hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch có đặc điểm như thế nào?
A. Áp lực máu cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Áp lực máu thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Áp lực máu thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Áp lực máu cao, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 160: Sự phối hợp của các loại hoocmôn nào có tác dụng là cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?
A. Progesteron và Ơtrogen.
B. Progesteron và FSH.
C. HCG và Progesteron.
D. LH và Ơstrogen.
Câu 161: Côn trung hô hấp
A. Bằng mang.
B. Qua bề mặt cơ thể.
C. Bằng hệ thống ống khí.
D. Bằng phổi.
Câu 162: Các sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng ánh sáng và truyền cho nhau theo sơ đồ nào sau đây:
A. Diệp lục b. carotenoit, diệp lục a, diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
B. Diệp lục a, diệp lục b, carotenoit, diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
C. Carotenoit, diệp lục b, diệp lục a, diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
D. Carotenoit, diệp lục a, diệp lục b, diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
Câu 163: Trật tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là:
A. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulozo 1-5diphotphat) → cố định CO2.
B. Cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulozo 1-5diphotphat) → Khử APG thành AlPG.
C. Khử APG thành AlPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulozo 1-5diphotphat).
D. Cố định CO2 → Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulozo 1-5diphotphat).

23. THPT Chuyên Quốc Học Huế (lần 2)

Câu 164: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Quá trình khử NO3- thực hiện nhờ enzym nitrogenaza.
(2) Dung dịch trong mạch gỗ chủ yếu là các axit amin.
(3) Vi khuẩn trong đất không có lợi cho thực vật là vi khuẩn phản nitrathóa.
(4) Nơi cuối cùng nước và các chất khoáng hòa tan phải đi qua trước khi vào hệ thống mạch dẫn của rễ là tế bào nội bì.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 165: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Khi tâm nhĩ phải co bóp nó đẩy máu vào tâm thấtphải.
(2) Diễn biến của hệ tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự: tim → động mạch phổi giàu CO2 → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi giàu O2 →tim.
(3) Sự tăng dần huyết áp trong hệ mạch là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vậnchuyển.
(4) Ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu vì tim chỉ có 2 ngăn.
Số phát biểu đúnglà
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 166: Khi bón phân vào đất quá nhiều, cây thường bị héo là do
A. nước trong cây thẩm thấu rangoài
B. lá cây thoát nước mạnh để tạo lực hútnước
C. nồng độ dung dịch đất quá cao nên cây không hút đượcnước
D. nồng độ muối khoáng trong cây tăng lên bất thường hạn chế thoát hơinước
Câu 167: Khi nói về sự trao đổi khí ở cá xương, phát biểu nào sau đây sai?
A. Dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng quamang.
B. Dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy ngoài maomạch.
C. Mang gồm nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiếnmang.
D. Dưới phiến mang có nhiều mao mạch dày đặc, máu có sắc tố hôhấp.
Câu 168: Cho biết độ dài của ruột của một số động vật ở giai đoạn trưởng thành như sau:
Trâu, bò:55-60m; Heo: 22m; Chó: 7m; Cừu: 32m.
Kết luận nào sau đây không đúng về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của các loài trên?
A. Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa thì ruột dài để giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp
thu được triệtđể.
B. Heo là động vật ăn tạp nên ruột có độ dài trungbình.
C. Động vật nhai lại có ruột dài nhất, động vật ăn thịt có ruột ngắnnhất.
D. Chó có kích thước cơ thể nhỏ nhất nên chiều dài ruột của nó ngắnnhất.
Câu 169: Cho sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh sáng (hình trái) và với nhiệt độ (hình phải).

Hãy cho biết kết luận nào sau đây sau về đường cong của nhóm thực vật là đúng?
A. Thực vật C3 có đườngII, IV
B. Thực vật C4 có đường I, IV
C. Thực vật C4 có đườngII,III
D. Thực vật C3 có đường I,III
24. Trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội (lần 3)
Câu 170: Loại enzyme nào dưới đây có khả năng cố định nitơ phân tử thành NH4+?
A. Rhizobium
B. Rubisco
C. Nitrogenase
D. Nitrate reductase
Câu 171: Nhóm động vật nào dưới đây có phổi được cấu tạo từ các ống khí với các mao mạch bao quanh?
A. Thú
B. Cá
C. Chim
D. Lưỡng cư
Câu 172: Ở người, trong quá trình hít vào, con đường đi nào của khí chỉ ra dưới đây là phù hợp?
A. Mũi → thanh quản → khí quản → tiểu phế quản → phế quản → phế nang.
B. Mũi → khí quản → phế quản → tiểu phế quản → phế nang.
C. Mũi → hầu → thực quản → nắp thanh quản → thanh quản → khí quản → tiểu phế quản → phế quản.
D. Mũi → Khí quản → thanh quản → phế quản → phế nang → tiểu phế quản.
Câu 173: Ở thực vật C3, quá trình quang hợp cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho cây được thực hiện ở nhóm tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào mô giậu
B. Tế bào mô xốp
C. Tế bào lỗ khí
D. Tế bào biểu bì
Câu 174: Để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật, một học sinh đưa một cây vào chuông thủy tinh có nồng độ CO2 ổn định và tiến hành điều chỉnh cường độ chiếu sáng. Sau một thời gian làm thí nghiệm, đo các thông số, học sinh viết vào nhật kí thí nghiệm các nội dung sau:
I. Ở điểm bù ánh sáng, không có sự tích lũy chất hữu cơ.
II. Tính từ điểm bù ánh sáng, cường độ chiếu sáng tăng dần thì lượng chất hữu cơ tích lũy trong lá tăng.
III. Thay đổi cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy trong lá.
IV. Trong mọi trường hợp, tăng cường độ chiếu sáng sẽ dẫn đến tăng năng suất quang hợp.
Số ghi chú chính xác là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 175: Hoạt động của nhóm sinh vật nào dưới đây có thể chuyển nitrate (NO3-) thành amôn (NH4+) để phục vụ cho quá trình tổng hợp axit amin?
A. Vi khuẩn cố định đạm
B. Thực vật tự dưỡng
C. Vi khuẩn phản nitrat hóa
D. Động vật đơn bào
Câu 176: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào dưới đây chính xác?
A. Nước là nguồn cung cấp electron cho quá trình quang hợp xảy ra, khi tách electron từ nước, oxy được giải phóng.
B. Trong giai đoạn cố định CO2 của chu trình Calvin - Benson, rubisco được chuyển hóa thành APG.
C. Trong chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp, nước là chất cho electron và oxy là chất nhận electron cuối cùng.
D. Sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH và O2, các phân tử này đều tham gia vào chuỗi các phản ứng tối trong chất nền lục lạp.
Câu 177: Khi nói về quá trình hô hấp của các loài động vật, trong số các phát biểu sau đây:
I. Tốc độ khuếch tán khí qua bề mặt trao đổi khí tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt trao đổi.
II. Ở côn trùng, khí oxy từ ống khí được vận chuyển nhờ các phân tử hemoglobin trong máu.
III. Hiệu suất quá trình trao đổi khí ở lưỡng cư, bò sát, thú thấp hơn so với ở chim.
IV. Ở người, chưa đến 50% lượng khí oxy đi vào phế nang được hấp thu vào máu.
Số phát biểu chính xác là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3

25. THPT Chuyên Vĩnh Phúc – Lần 4

Câu 178: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:
A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm.
B. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.
C. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.
D. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt.
Câu 179: Hoocmôn nào sau đây là nhóm hoocmôn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng?
A. Tiroxin và glucagon.
B. Edixon và juvenlin.
C. Edixon và glucagon.
D. Juvenin và tiroxin.
Câu 180: Ở cơ thể đực, hoocmon FSH có tác dụng
A. Kích thích tế bào kẽ sản xuất testosteron.
B. Kích thích tuyến yên tiết LH.
C. Ức chế sản xuất hoocmon testosteron.
D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
Câu 181: Cho các loài động vật thuộc các lớp: Côn trùng, lưỡng cư, cá, chim, giáp xác. Cho các phát biểu sau:
(1) Lưỡng cư chỉ hô hấp bằng da.
(2) Loài hô hấp được như ống khí hoặc khí quản thuộc lớp cá.
(3) Các loài thuộc lớp bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi.
(4) Các loài thuộc lớp côn trùng, giáp xác cá hô hấp bằng mang.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 182: Hô hấp tế bào không có vai trò nào sau đây?
(1) Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể.
(2) Cung cấp oxi cho cơ thể và thải CO2 ra môi trường ngoài.
(3) Mang oxi từ cơ quan hô hấp đến cho tế bào và mang CO2 từ tế bào về cơ quan hô hấp.
(4) Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất. Số phương án đúng là:
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 183: Trên một cây, cơ quan nào có thế nước cao nhất?
A. Các mạnh gỗ ở thân.
B. Lá cây.
C. Các lông hút ở rễ.
D. Cành cây.
Câu 184: Hệ đệm bicacbonat có vai trò điều chỉnh
A. độ pH của máu.
B. nhiệt độ của cơ thể.
C. áp suất thẩm thấu của máu
D. lượng đường glucose trong máu.
Câu 185: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng với sinh vật là:
A. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hóa vitamin ở động vật.
B. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật.
C. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật.
D. Tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật.
Câu 186: Xét các kết luận sau đây:
(1) Ở giai đoạn khử cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ ngoài màng vào trong tế bào theo cơ chế khuếch tán.
(2) Ở giai đoạn đảo cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ ngoài màng vào trong tế bào theo cơ chế vận chuyển chủ động.
(3) Ở giai đoạn tái phân cực, ion Na+ đi từ trong tế bào qua màng ra ngoài theo cơ thé vận chuyển chủ động.
(4) Khi đi qua xinap hóa học, xung thần kinh được truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap theo cơ chế hóa học.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 187: Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật
A. Cơ thể thực vật tạo hạt.
B. Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng.
C. Cơ thể thực vật ra hoa.
D. Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa.

Bạn bè