ADS

Trắc nghiệm sinh 11 - Trích từ các đề thi thử sinh học 2018 [Phần 5]

Phần 5 trắc nghiệm sinh học 11 trích từ các đề thi thử 2018 của các trường THPT, Sở Giáo Dục được cập nhật từ 4 đề. Nội dung cụ thể như sau:
Phần trước: trắc nghiệm sinh học 11 - phần 4.

26. THPT Chuyên Lê Khiết – Quảng Ngãi (lần 1)

Câu 188: Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là:
A. Di chuyển cơ thể hướng tới hoặc lẩn tránh kích thích.
B. Phản ứng bằng cơ chế phản xạ.
C. Co rúm toàn thân.
D. Phản ứng định khu.
Câu 189: Điều nào sau đây không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật?
A. Loại bỏ thành tế bào.
B. Cho dung hợp trực tiếp các tế bào trong môi trường đặc biệt.
C. Nuôi cấy các tế bào lai trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
D. Cho dung hợp các tế bào trần trong môi trường đặc biệt.
Câu 190: Loại hoocmon không có tác dụng kích thích sinh trưởng của thực vật là:
A. Êtilen.
B. Giberelin.
C. Auxin.
D. Xitôkinin.
Câu 191: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể thực vật là:
A. Hoạt hóa các enzim.
B. Cấu tạo nên diệp lục.
C. Cung cấp năng lượng.
D. Là nguyên liệu cấu trúc của tế bào.
Câu 192: Hạt của cây hạt kín có nguồn gốc từ:
A. Bầu nhụy.
B. Đầu nhụy.
C. Noãn
D. Noãn cầu
Câu 193: Trình tự các loài động vật có quá trình trao đổi khí ngày càng hiệu quả là:
A. Lưỡng cư → bò sát → thú → chim
B. Bò sát → lưỡng cư → thú → chim
C. Bò sát → lưỡng cư → chim → thú.
D. Lưỡng cư → bò sát → chim → thú
Câu 194: Ở giai đoạn phát triển phôi ở động vật, quá trình nào diễn ra mạnh nhất?
A. Phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan.
B. Giảm phân và phân hóa tế bào.
C. Nguyên phân và phân hóa tế bào.
D. Nguyên phân và giảm phân.
Câu 195: Ở trẻ em, nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra không đủ sẽ mắc bệnh:
A. Bướu cổ.
B. To đầu xương chi.
C. Đần độn.
D. Lùn.
Câu 196: Trong bảo quản nông sản, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Bảo quản ở điều kiện nồng độ O2 cao.
B. Bảo quản trong kho lạnh.
C. Phơi khô.
D. Bảo quản ở điều kiện nồng độ CO2 cao.

27. Đề thi thử 2018 - Cụm liên trường chuyên – Lần 2 (Vinh)

Câu 197: Đặc điểm nào sau đây không có ở cá xương?
A. Trao đổi khí hiệu quả cao.
B. Máu đi từ tim là máu giàu oxi.
C. Diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
D. Hiện tượng dòng chảy song song ngược chiều.
Câu 198: Sản phẩm không được tạo ra trong pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật là
A. APG.
B. ATP.
C. O2.
D. NADPH.
Câu 199: Động vật nào sau đây có răng nanh phát triển?
A. Thỏ.
B. Bò rừng.
C. Hươu.
D. Chó sói.
Câu 200: Trong quá trình phân giải ở thực vật
A. được phân diễn ra ở tế bào chất và ti thể.
B. năng lượng được chiết rút từ từ ở nhiều giai đoạn.
C. giai đoạn sử dụng oxi là chu trình Crep.
D. chu trình Crep giải phóng nhiều năng lượng ATP nhất.
Câu 201: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
(2) Huyết áp phụ thuộc vào thể tích máu và độ đàn hồi của thành mạch máu.
(3) Huyết áp phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch máu.
(4) Huyết áp ở người trẻ thường cao hơn người già.
A. 3
B. 2
C. 4.
D. 1.
Câu 202: Nói về quá trình quang hợp ở thực vật, trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Sản phẩm cố định đầu tiên ở pha tối của thực vật CAM là hợp chất 4 cacbon.
(2) Pha tối ở thực vật C4 và thực vật CAM đều diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch.
(3) Cả 3 nhóm thực vật đều sử dụng chu trình Canvin để tổng hợp chất hữu có.
(4) Ở cùng nồng độ CO2 và cường độ chiếu sáng các nhóm thực vật có cường độ quang hợp như nhau.
(5) Thực vật C3 có hô hấp sáng nên năng suất thấp hơn so với thực vật C4.
A. 3
B. 2
C. 4.
D. 5.
Câu 203: Thực vật không thực hiện được quá trình nào sau đây?
A. Khử NO3- thảnh NH4+.
B. Chuyển hóa N2 thành NH4+.
C. Đồng hóa NH3 thành axit amin.
D. Amit hóa để chống độc NH3 cho cây.

28. Đề thi thử 2018 chuyên ĐH Vinh - Lần 3

Câu 204: Lực nào sau đây không phải là động lực của dòng mạch gỗ?
A. Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
C. Lực hút do thoát hơi nước.
D. Áp suất rễ.
Câu 205: Ở thực vật, pha sáng của quang hợp diễn ra tại:
A. chất nền lục lạp.
B. màng tilacoit.
C. màng trong của lục lạp.
D. màng ngoài của lục lạp.
Câu 206: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng:
A. 0,4 giây.
B. 0,3 giây.
C. 0,1 giây.
D. 0,8 giây.
Câu 207: Những nguyên nhân nào sau đây làm huyết áp giảm dần trong hệ mạch?
(1) Do lực ma sát của máu với thành mạch.
(2) Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau.
(3) Do sự co bốp của tim ngày càng giảm.
(4) Do độ dày của thành mạch giảm dần từ động mạch đến mao mạch.
Số đáp án đúng là:
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 208: Khi làm thí nghiệm chứng minh sự hô hấp của hạt, người ta thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau :

Theo em giọt nước màu trong thí nghiệm di chuyển về hướng nào? Vì sao?
A. Di chuyển về bên phải vì quá trình hô hấp thải ra O2.
B. Di chuyển về bên phải vì quá trình hô hấp thải ra CO2.
C. Không di chuyển vì lượng CO2 thải ra tương đương với lượng O2 hút vào.
D. Di chuyển về bên trái vì quá trình hô hấp hút O2.
Câu 209: Trong quá trình quang hợp nếu pha sáng bị ngừng trệ thì sản phẩm nào trong pha tối sẽ tăng?
A. Tinh bột.
B. AlPG.
C. APG.
D. Ribulôzơ-1,5diphophat.
Câu 210: Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cẩ các loài động vật số dưới nước đều hô hấp bằng mang.
B. Ống khí của côn trùng không có mao mạch bao quang, ống khí của chim có mao mạch bao quanh.
C. Quá trình trao đổi khí của tất cả các động vật trên cạn diễn ra ở phế nang.
D. Ở mang cá, dòng máu chảy trong mao mạch song sang và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch.
Câu 211: Trong khoang miệng người, tinh bột biến đổi thành đường nhờ enzim
A. lipaza.
B. mantaza.
C. lactaza.
D. amilaza.

29. Đề thi thử 2018 - Chuyên Hùng Vương – Gia Lai

Câu 212: Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào:
A. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá
B. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này.
C. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng.
D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
Câu 213: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay khi ngón tay bất ngờ chạm phải vật nhọn?
A. Là phản xạ có tính di truyền
B. Là phản xạ bẩm sinh.
C. Là phản xạ không điều kiện
D. Là phản xạ có điều kiện.
Câu 214: Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:
A. Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
B. Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, cây không hút được nước.
C. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lý hóa của keo đất.
D. Làm cho cây nóng và héo lá.
Câu 215: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu cacbônic ở tim là:
A. Cá xương, chim, thú
B. Lưỡng cư, thú.
C. Bò sát (Trừ cá sấu), chim, thú
D. Lưỡng cư, bò sát, chim.
Câu 216: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa APG thành AlPG.
B. Sản phẩm của quang phân li nước là CO2.
C. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2.
Câu 217: Khi nói về các biện pháp tránh thai, có bao nhiêu câu đúng?
(1) Dùng thuốc uống ngừa thai làm cho không có trứng chín và rụng.
(2) Có thể dùng biện pháp đình sản (cắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng) cho mọi đối tượng không muốn có con.
(3) Chỉ nạo phá thai ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện an toàn.
(4) Sử dụng bao cao su sẽ ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Tiếp theo: Trắc nghiệm sinh học 11 - phần 6

Bạn bè