ADS

3 giai đoạn của quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây

Thực vật là sinh vật Quang tự dưỡng, chúng lấy các nguyên liệu vô cơ từ môi trường bên ngoài như nước, ion khoáng, CO2,... từ bên ngoài để tổng hợp thành các chất hữu cơ. Đối với nước và ion khoáng thì thực vật lấy từ môi trường đất nhờ miền lông hút của rễ cây (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

Trong nội dung bài này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về 3 giai đoạn của quá trình hút và vận chuyển nướ ở cây đó là: 
  1. Gai đoạn 1: Hút nước từ đất vào lông hút.
  2. Giai đoạn 2: Nước từ lông hút vào mạch gỗ (xilem) của rễ.
  3. GIai đoạn 3: Nước được đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.
Trước khi đọc bài này, các bạn dành thời gian đọc lại những nội dung liên quan sau:

Quá trình hút và vận chuyển nước từ đất đền mạch gỗ của thân (đến nơi sử dụng) trãi qua 3 giai đoạn liên tiếp nhau theo trình tự từ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 và 3. Chúng ta cùng xét thêm cơ chế của từng giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Hút nước từ đất vào lông hút nhờ cơ chế vận chuyển thụ động (thẩm thấu), cụ thể là nước sẽ di chuyển từ môi trường có thế nước cao (môi trường đất) đến môi trường có thế nước thấp (tế bào lông hút cũng như các tế bào biễu bì còn non khác). Vậy tế bào lông hút để lấy được nước thì nó phải luôn luôn có thế nước thấp hơn (môi trường ưu trường) so với môi trường mà nó sống. Thông qua  2 hoạt động (nguyên nhân) đó là:
  • Quá trình thoát hơi nước ở lá, hút nước lên phía trên để làm giảm hàn lượng nước trong tế bào lông hút.
  • Tích lũy thêm các chất tan gây tan gây được áp suất thẩm thấu (các axit hữu cơ, đường saccarôzơ,... là sản phẩm của quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoáng được hấp thụ vào rễ).
Nhờ 2 nguyên nhân tên mà thế nước trong tế bào lông hút luôn luôn thấp hơn thế nước bên ngoài môi trường đất => Cây hút được nước. Tuy nhiên để hút được nước thì tế bào lông hút còn có 3 đặc điểm cấu trúc để thực hiện tốt chức năng hút nước này.

Giai đoạn 2: Nước từ lông hút vào mạch gỗ (xilem) của rễ. Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyển một chiều qua các tế bào vỏ, nội bì vào mạch gỗ của rễ nhờ sự chênh lệch sức hút nước theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong giữa các tế bào (vận chuyển thụ động) theo hai con đường:
  • Con đường gian bào
  • Con đường tế bào chất

Lưu ý rằng là khi nước vận chuyển vào mạch gỗ theo con đường gian bào thì khi gặp đai caspari thì nó phải chuyển sang con đường tế bào chất.

Giai đoạn 3: Nước được đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân. Quá trình này nhờ 3 lực sau đây:
  • Lực đẩy (áp suất rễ)
  • Lực hút (do thoát hơi nước ở lá)
  • Lực liên kết (giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thanh mạch gỗ).
Để đảm nhệm chức năng vận chuyển nước từ rễ lên thân thì cấu tạo của mạch gỗ có những đặc điểm phù hợp với chức năng vận chuyển nước này.

Bạn bè