Đề thi olympic môn sinh học lớp 10 năm 2018 có 5 câu (từ câu I đến câu V), mỗi câu 4,0 điểm. Sau đây là nội dung đề và đáp án Câu I được trích từ sách Tuyển tập đề thi olympic môn sinh học có 4 ý nhở sau.
1. Vì sao vi khuẩn phân chia nhanh hơn tế bào nhân thực?
- Vì chỉ có 1 phân tử ADN nhỏ nên tự nhân đôi nhanh chóng (tốc độ sao chép nhanh hơn sinh vật nhân thực).
- Hệ gen không phân mảnh, không có màng nhân nên các quá trình phiên mã, dịch mã diễn ra đồng thời và nhanh hơn => tiết kiệm năng lượng và thời gian.
- Tế bào có cấu trúc đơn giản, kích thước nhở, tỉ lệ S/V lớn, trao đổi chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
2. Cấu trúc ADN dạng sợi kép, mạch thẳng (phổ biến ở sinh vật nhân thực) có những ưu thế gì trong tiến hóa so với cấu trúc ADN dạng sợ kép, mạch vòng (phổ biến ở sinh vật nhân sơ)?
- Đầu mút NST (phân tử ADN) dạng mạch thẳng ngắn lại một số nuclêôtit sau mỗi lần tái bản.
+ Là cơ chế "đồng hồ phân tử", thúc đẩy cơ chế "tế bào chết theo chương trình".
+ Ngăn cản sự phát sinh ung thư (sự phân chia tế bào mất kiểm soát).
- Mở rộng kích cỡ hệ gen (tích lũy được thêm nhiều thông tin), nhưng vẫn thể hiện được chức năng thông qua các bậc cấu trúc "thu nhỏ" của chất nhiễm sắc nhờ tương tác với các prôtêin histon (tạo nên cấu trúc nuclêôxôm) và các prôtêin phi histon.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế tiếp hợp và trao đổi chéo dễ xảy ra, làm tăng khả năng tạo biến dị tổ hợp trong hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật nhân thực.
3. Đột biến điểm ở intron có ảnh hưởng đến exôn không? Giải thích?
- Nếu là đột biến nguyên khung thì không ảnh hưởng đến exôn.
- Nếu là đột biến dịch khung thì có thể làm biến đổi intron thành trình tự mã hóa axit amin, bổ sung thêm trình tự nucleotit mã hóa axit amin vào các exon, làm cho chuỗi peptit dài ra khi được tổng hợp có thể gây hại cho cơ thể sinh vật.
4. Tại sao phần lớn đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) và đột biến lệch bội thường gây hại cho các thể đột biến? Ở người, tại sao đột biến lệch bội ở NST giới tính thường ít gây hại hơn NST thường?
- Đột biến mất đoạn, lặp đoạn thường dẫn đến mất cân bằng gen => gây hại cho các thể đột biến.
- Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn làm thay đổi vị trị gen => thay đổi mức độ biểu hiện của gen.
- Vì mỗi NST chứa nhiều gen nên các đột biến lệch bội do thừa hoặc thiếu một vài NST => Mất cân bằng gen => thường gây chết thể đột biến.
- Vì NST Y mang ít gen, nếu cơ thể XY mất NST Y vẫn có khả năng sống (hội chứng Tocnơ); Nếu cơ thể thừa NST X, các NST X dư thừa sẽ bị bất hoạt, có thể vẫn có khả năng sống sót (hội chứng Claiphentơ, siêu nữ,...)