Câu 1. Nước tham gia vào những hoạt động, quá trình sinh lí nào trong đời sống của thực vật?
Dựa vào thông tín mục I.1, HS trả lời khái quát vai trò tham
gia cấu trúc và các quá trình sinh lí của thực vật, phân tích cụ thể 4 vai trò
như mục I.1.
1. Là thành phần cấu tạo của tế bào
2. Là dung môi hoà tan các chất, tham gia vào quá trình vận
chuyển vật chất trong cây
3. Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hoá
4. Điều hoà nhiệt độ của cơ thể thực vật
Câu 2. Thực vật hấp thụ nước và ion khoáng theo những cơ chế nào? Làm thế
nào để nhận biết được triệu chứng thiếu khoáng ở cây trồng?
Gợi ý trả lời:
HS đọc thông tin ở mục II.1a và II.1b để trả lời câu hỏi cơ
chế.
Triệu chứng khi thiếu khoáng ở cây trồng: cây sẽ có các hiện
tượng biến dạng quả, thân hoặc lá, lá có thể thay đổi màu đặc trưng khi thiếu
nguyên tố khoáng như:
- Thiếu N: xuất hiện vàng lá ở lá trưởng thành và lá già.
- Thiếu $P$ : lá xanh dần chuyển sang màu vàng hay huyết dụ
(lá ngô).
- Thiếu S: xuất hiện vàng lá ở lá non, ngọn trước.
- Thiếu K: lá ngắn, hẹp, xuất hiện các chấm đỏ.
Câu 3. Trình bày quá trình trao đổi nước và khoáng ở nhóm thực vật trên cạn
bằng cách hoàn thành bảng mẫu sau vào vở.
Giai đoạn |
Cơ quan thực hiện |
Con đường |
Vai trò |
Hấp thụ nước và khoáng |
? |
? |
? |
Vận chuyển nước và khoáng |
? |
? |
? |
Thoát hơi nước |
? |
? |
? |
Gợi ý trả lời:
Giai đoạn |
Cơ quan thực hiện |
Con đường |
Vai trò |
Hấp thụ nước và khoáng |
Rễ |
- Gian bào - Tế bào chất |
- Cung cấp nguồn
nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng |
Vận chuyển nước và khoáng |
Thân |
- Xylem (mạch gỗ) - Phloem (mạch rây) |
- Cung cấp các chất khoáng cho các bộ phận của cây - Vận chuyển nước đến lá,làm nguyên liệu cho quang hợp - Vận chuyển các chất đồng hoá từ lá đến các cơ quan đích
hay cơ quan dự trữ |
Thoát hơi nước |
Lá |
- Qua bề mặt lá (cutin) - Qua khí khổng |
Xem mục 3.c SGK |
HS đọc thông tin trong mục II.3b để trả lời câu hỏi này
Thoát hơi nước qua
khí khổng
Lượng hơi nước thoát qua khí khổng phụ thuộc vào số lượng,
sự phân bố và hoạt động đóng mở của khí khổng.
Khí khổng là khe hở trên bề mặt lớp tế bào biểu bì lá được
tạo nên giữa hai tế bào khí khổng. Khí khổng đóng hay mở phụ thuộc vào hàm
lượng nước trong hai tế bào này $(\mathrm{H}$ 2.7). Cụ thể, do có cấu tạo thành
trong dày, thành ngoài mỏng nên khi tế bào khí khổng hút nước (trương nước),
thành ngoài dãn nhanh hơn thành trong làm cho khí khổng mở ra; ngược lại, khi
tế bào mất nước xẹp xuống thì khí khổng đóng lại. Sự trương nước hay mất nước
của tế bào khí khổng được điều tiết bởi hai tác nhân chính đó là ánh sáng và
stress.
Ánh sáng thúc đẩy quang hợp làm tăng tổng hợp đường trong tế
bào khí khổng và hoạt hoá bơm ion trên màng tế bào khí khổng dẫn đến tăng nồng
độ các ion $\mathrm{K}^{+}, \mathrm{NO}_3^{-}, \mathrm{Cl}^{-}, \ldots$ trong
tế bào. Kết quả là áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng tăng lên, làm tế bào
hút nước và khí khổng mở. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá mạnh làm tăng
nhiệt độ lá, khi đó tế bào khí khổng sẽ bị mất nước và đóng lại.
Khi thực vật bị stress (ví dụ: hạn hán) cây tăng tổng hợp
abscisic acid, hàm lượng acid này tăng thúc đẩy bơm ion bơm $\mathrm{K}^{+}$ra
khỏi tế bào và làm khí khổng đóng lại, giúp hạn chế mất nước.
Câu 5. Khi bón quá nhiểu phân đạm cho một số loai cây ngũ cốc nhui lúa, ngô
thì hiện tuợng gì sẽ xảy ra? Giải thich.
Gợi ý trả lời:
Khi bón quá nhiều phân đạm cho một số loại cây ngữ cốc như
ngô, lúa thì hay dấn đến hiện tượng “đổ lốp" vì đạm sẽ làm bộ lá của cây
phát triển mạnh, nhưng mô cơ giới của thân kém phát triển. Vì thế, thân cây
không đủ cứng để có thể chống đỡ sức nặng của bộ lá, dẩn đến cây đổ rạp, ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây.
Câu 6. Nitrogen vô cơ $\mathrm{NH}_4^{+}, \mathrm{NO}_3^{-})$cây hấp thụ
vào được chuyên hoá thành nitrogen trong các hơp chất hữu cơ (amino acid,
protein,...) theo những cách nào?
Gợi ý trả lời:
HS đọc thông tin mục III.3 để trả lời câu hỏinày.
Quá trình biến đổi nitrate và ammonium ở
thực vật
Nitrogen có trong $\text{NH}_{4}^{+}$và $\text{NO}_{3}^{-}$sau khi được cây
hấp thụ sẽ được biến đổi thành nitrogen chứa trong các hợp chất hữu cơ. Đây là
hoạt động đồng hoá nitrogen trong cơ thể thực vật, bao gồm hai quá trình: khử
nitrate và đồng hoá ammonium.
a) Quá trình khử nitrate
Quá trình chuyển nitrogen từ dạng $\text{NO}_{3}^{-}$thành dạng $\text{NH}_{4}^{+}$gọi
là quá trình khử nitrate. Quá trình này diễn ra qua hai bước dưới sự xúc tác
của enzyme nitrate reductase và nitrite reductase theo sơ đồ sau:
b) Quá trình đồng hoá ammonium
Ammonium $\left( \text{NH}_{4}^{+} \right)$được cây hấp thụ và hình thành từ
quá trình khử nitrate sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp amino acid hoặc tạo
các amide theo các cách sau:
- $\text{ }\!\!~\!\!\text{ }$ Ammonium
kết hợp với keto acid (pyruvic, ketoglutaric, fumaric và oxaloacetic) tạo
thành amino acid.
Ví dụ: $\text{NH}_{4}^{+}+$Pyruvic acid $\to $ Alanine
Sau đó, các amino acid này có thể tham gia tổng hợp nên các amino acid khác và protein. - Ammonium kết hợp với các amino dicarboxylic
tổng hợp nên các amide. Quá trình này giúp giải độc cho tế bào khi lượng $\text{NH}_{4}^{+}$tích
luỹ quá nhiều, đồng thời là cơ chế dự trữ ammonium cho tế bào thực vật.
Ví dụ: $\text{NH}_{4}^{+}+$Glutamic acid $\to $ Glutamin
Câu 7. Trong tư nhiên, ở một số cây trông như cà rốt, khoai tây,... chất dư
trữ trong củ sẽ được vận chuyển lên các cơ quan phía trên trong giai đọan sinh
trưởng phát triển nào của thực vật?
Gợi ý
trả lời:
Ở các cây
trồng lấy củ như cà rốt, khoai tây,... trong giai đoạn cây ra hoa có hiện tượng
chảy ngược dòng, nghĩa là các chất dự trữ trong củ sẽ vận chuyển lên các cơ
quan phía trên. Do vậy, đến thời điểm hợp lí, cần thu hoạch ngay để đảm bảo
chất lượng và khối lượng nông phẩm.
Câu 8. Khi rễ cây bị ngập úng trong thởi gian dài, cây trồng có biểu hiện
như thế nào? Giải thích.
Gợi ý
trả lời:
Cây ngập úng
trong thời gian dài, hô hấp của rễ cây sẽ chuyển sang lên men, quá trình này sẽ
tạo ra các chất độc hại có thể làm cho tế bào lông hút của rễ chết, rễ cây
không hút được nước. Lên men không tạo năng lượng cho quá trình vận chuyển nước
và khoáng chủ động, cây thiếu nước và chất dinh dưỡng sẽ bị héo, thậm chí chết
nếu tình trạng thiếu nước kéo dài.
Câu 9. Giải thích tại sao trong trồng trọt, phân hưu cơ (phân chuổng, phân
xanh,...) thuiơng dược sư dung để bón lót (bón vào đất triớc khi gieo trông),
trong khi các loại phân vô cơ (đạm, kali,...) được dùng để bón thúc.
Gợi ý
trả lời:
Phân hữu cơ thuộc loại phân có tác dụng chậm, khó tan; vừa là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú, giàu mùn, giàu chất dinh dưỡng, giữ ẩm, hạn chế mất nước, chống xói mòn và có độ thoáng xốp; vừa là giá thể tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển nên thường được sủ dụng để bón lót. Phân vô cơ (phân đạm, phân kali) dễ tan, phát huy hiệu quả nhanh nên thường sử dụng để bón thúc.