ADS

Trắc nghiệm: Tiêu hóa ở động vật (phần 1)

 Câu 1: Loài động vật nào sau đây lấy thức ăn theo kiều ăn hút?

A. Trai sông
B. Muỗi
C. Voi
D. Rắn

Câu 2: Động vật đơn bào nào sau đây có hình thức tiêu hóa nội bào?
A. Bọt biển.
B. Thủy tức.
C. Vi khuẩn lam.
D. Trùng đế giày.

Câu 3: Tuyến nước bọt tiết ra enzyme amylase có tác dụng tiêu hóa
A. tinh bột.
B. glucose.
C. maltose.
D. monosaccarit.

Câu 4: Trong hệ tiêu hóa của người, dưới tác động cưa enzyme tiêu hóa, protein được biến đổi thành
A. glucose.
B. glycerol.
C. amino acid
D. acid béo.

Câu 5: Loại chất dinh dưỡng nào sau đây được tiêu hóa hóa học đầu tiên bởi enzyme amylase?
A. Carbohydrate.
B. Lipid.
C. Protein.
D. Khoáng.

Câu 6: Ở động vật có ống tiĉu hóa, thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở
A. ruột già.
B. ruột non.
C. dạ dày.
D. manh tràng.

Câu 7: Ở trùng giày, quá trình tiêu hóa nội bào được thực hiện nhờ enzyme có trong
A. lysosome.
B. ti thể.
C. ribosome.
D. nhân tế bào.

Câu 8: Saccarit và protein chỉ được hấp thụ vào máu khi đã biến đổi thành
A. glycerio và acid hữu cơ.
B. glucose và acid béo.
C. đường đơn và amino acid.
D. glycogen và amino acid.

Câu 9: Chất dinh dưỡng không có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể là
A. nước và vitamin.
B. đường và protein
C. chất khoảng và lipid.
D. nước và protein

Câu 10: Pepsin là một loại enzyme tiêu hóa
A. được sản xuất bỏi tuyến tụy.
B. thủy phân maltose thành monosaccarit.
C. bắt dầu thủy phân protein trong dạ dày.
D. giúp ổn định dịch tiêu hóa tại dạ dày.

Câu 11: Lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ có tác dụng
A. làm tăng nhu động ruột.
B. làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
D. tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Câu 12: Ở động vật, trình tự quá trình dinh dưỡng là quá trình
A. Lấy thức ăn → tiêu hoá thức ăn → đồng hoá và sử dụng chất dinh dưỡng → hấp thu.
B. Lấy thức ăn → đồng hoá và sử dụng chất dinh dưỡng → hấp thu → tiêu hoá.
C. Lấy thức ăn → đồng hoá và sử dụng chất dinh dưỡng → tiêu hoá → hấp thu.
D. Lấy thức ăn → tiêu hoá → hấp thu chất dinh dưỡng → đồng hoá và sử dụng.

Câu 13: Tiêu hoá là quá trình
A. tạo ra các chất đinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
C. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất vô cơ mà cơ thể có thể hấp thu.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu.

Câu 14: Có bao nhiêu phương thức sau đây giúp hấp thu chất dinh dưỡng vào tế bào ruột?
I. Vận chuyển thụ động
II. Vận chuyển chủ động
III. Thực bào
IV. Xuất bào
A. 1
B. 2 .
C. 3 .
D. 4 .

Câu 15: Có bao nhiêu chất đinh dưỡng sau đây có thể được hấp thu trực tiếp ở ruột non?

I. Amino acid       

II. Glucose 

III. Cholesterol     

IV. /

V.        

VI. Collagen        

VII. Cellulose       

VIII.

A. 3
B. 5 .
C. 6 .
D. 4 .

Câu 16: Biểu đồ thể hiện hoạt động của ba loại enzyme tiêu hóa ở các mức pH khác nhau.



Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Enzyme X và Y đều hoạt động ở pH=7.
B. Enzyme X và Z đều hoạt động ở pH=7=4.
C. Enzyme Y và Z đều hoạt động ở pH=7=4.
D. Enzyme Y và Z đều hoạt động ở pH=7=8.

Câu 17: Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. Thủy tức.
B. Châu chấu.
C. Giun đất.
D. Bọt biển.

Câu 18: Trước khi nhai lại, thức ăn của động vật nhai lại chứa ở
A. dạ cỏ.
B. dạ múi khế.
C. dạ lá sách.
D. dạ tổ ong.

Câu 19: Ở trâu bò, thức ăn được tiêu hóa hoá học ở
A. dạ lá sách.
B. dạ tổ ong.
C. dạ cỏ.
D. dạ múi khế.

Câu 20: Ở thỏ, thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở
A. dạ dày
B. ruột non.
C. manh tràng.
D. ruột già

Câu 21: Loại răng nào sau dây của thú ăn thịt có chức năng gặm và lấy thị ra khỏi xương?
A. Răng cửa
B. Răng nanh
C. Răng trước hàm
D. Răng hàm

Câu 22: Ở người, chất dinh dưỡng được biến đổi hoá học ngay từ miệng là
A. protein.
B. tinh bột.
C. lipid
D. cellulose.

Câu 23: Thức ăn xuống đến dạ dày, nhờ tác dụng của chất nào dưới đây để phá màng tế bào và gây biến tính cấu trùc protein?
A. HCl.
B. H2SO4
.
C. Enzyme
D. Pepsin

Câu 24: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở
A. ruột già.
B. miệng.
C. dạ dày.
D. ruột non.

Câu 25: Ở người, tuyến nào sau đây có dịch tiêu hóa không đổ trực tiếp vào ruột non?
A. Tuyến tuy.
B. Tuyến vị.
C. Gan.
D. Tuyến ruột.

Câu 26: Chức năng nào sao đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
A. Răng cửa giữ và giật cỏ.
B. Răng nanh nghiền nát cỏ.
C. Răng hàm giúp nghiền cỏ.
D. Răng nanh giữ và giật cỏ.

Câu 27: Trâu tiêu hóa được thức ăn trong dạ cỏ là do
A. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
C. tuyến tụy.
B. tuyến vị.
D. tuyến nước bọt

Câu 28: Ở động vật ăn thực vật, thức ăn chịu sự biến đổi
A. cơ học và hoá học.
C. hoá học và sinh học
B. cơ học và sinh học.
D. cơ học, hoá học và sinh học.

Câu 29: Răng trước hàm của thú ăn thịt có tác dụng
A. cắt và xé nhỏ thức ăn.
B. lấy thịt ra khỏi xương.
C. nhai thức ăn
D. cắn và giữ mồi.

Câu 30: Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hoá
A. hoá học.
B. cơ hoc.
C. hoá học và cơ học.
D. hoá học và sinh học.

Trắc nghiệm: Tiêu hóa ở động vật (phần 2)


Bạn bè