Địa tầng học là một nhánh của địa chất học nghiên cứu về các lớp đá và sự xếp lớp của chúng, đặc biệt là trong đá trầm tích và núi lửa. Lĩnh vực này gồm hai nhánh: thạch địa tầng học và sinh địa tầng học. Trong đó, sinh địa tầng học tập trung vào việc định tuổi tương đối của các tầng đá thông qua tập hợp hóa thạch, giúp xác định xem các tầng khác nhau có cùng thời gian hình thành hay không. Ví dụ, dù hai lóp trầm tích khác nhau về thành phần (sét và đá vôi), nhưng nếu chứa cùng loại hóa thạch, chúng có thề được lắng đọng cùng thời điểm.
Sinh địa tầng học được phát triển từ đầu thế kỷ XIX khi các nhà địa chất nhận ra mối quan hệ giữa hóa thạch trong các loại đá tương đồng. Sau này, lí thuyết tiến hóa của Darwin đã củng cố thêm cho lĩnh vực này và mở rộng sang cồ sinh vật học, nơi nghiên cứu sự tiến hóa của sự sống qua các thời kỳ địa chất.
Một thách thức lớn trong cổ sinh vật học là xác định niên đại của hóa thạch. Phương pháp đo phóng xạ thường không khả thi với các hóa thạch vì thiếu nguyên tố phóng xạ cần thiết. Tuy nhiên, nếu hóa thạch được tìm thấy giữa hai lớp có tuổi đã biết, niên đại của nó có thể được ước tính tương đối. Kết quà có thể sai lệch nếu hóa thạch chỉ thị bị định tuổi sai. Cũng có thể uớc tính thời điểm phân nhánh của các loài bằng "đồng hồ phân tử" dựa trên tốc độ đột biến DNA. Dù vậy, các phương pháp này không hoàn toàn chính xác, đặc biệt với những sự kiện như sự bùng nổ kỷ Cambri.
Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ các loài được hóa thạch và tìm thấy. Số luợng loài được biết từ hóa thạch ít hơn 5% so với loài sống hiện tại. Hơn nữa, để hóa thạch hình thành, cần có các điều kiện đặc biệt và hiếm gặp. Do đó, các phát hiện chỉ cung cấp những lát cắt nhỏ của quá trình tiến hóa, và các hóa thạch chuyển tiếp không thể hiện chính xác các giai đoạn giữa.
Câu 1: Địa tầng học gồm có mấy hướng nghiên cứu chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Sinh địa tầng học tập trung nghiên cứu vấn đề gì?
A. Cấu tạo các lớp đá.
B. Mối quan hệ giữa các tầng địa chất và các loại hoá thạch.
C. Các lớp trầm tích do dung nham núi lửa phun trào.
D. Các lớp trầm tích cổ đại có tuổi khác nhau.
Câu 3: Điều nào sau đây là ví dụ về sinh địa tầng học?
A. Xác đỉnh tuổi của hóa thạch dựa vào đồng hồ phân tử.
B. So sánh hóa thạch giữa các lớp sét và đá phấn để xác định tuổi địa chất.
C. Sử dụng nguyên tố phóng xạ để đo niên đại tuyệt đối của đá.
D. Đo tốc độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ trong lớp tro núi lửa.
Câu 4: Khó khăn lớn nhất trong việc nghiên cứu và định tuổi các hóa thạch là gì?
A. Không có phương pháp nào để xác định niên đại tương đối.
B. Thiếu các nguyên tố phóng xạ trong các lớp đá trầm tích bảo tồn hóa thạch.
C. Không có đủ mẫu hóa thạch để nghiên cứu.
D. Các hóa thạch không có giá trị cho việc nghiên cứu tiến hóa.
Câu 5: "Đồng hồ phân tử" được sử dụng cho mục đích nào dưới đây?
A. Đo tốc độ phân rã của nguyên tố phóng xạ
B. Ước tính thời gian hai nhánh sinh vật tách ra
C. Xác định tuổi của hóa thạch núi lửa
D. Tính toán tốc độ hình thành đá trầm tích
Câu 6: Không phải tất cả các loài sinh vật khi chết đi đều có thể hình thành hóa thạch, chỉ một số ít gặp các điều kiện hoàn toàn phù hợp mới có thể hình thành. Trong số các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có xác suất bắt gặp hoá thạch cao nhất?
A. Sinh vật có xương trong hoặc ngoài.
B. Sinh vật có bộ phận mềm.
C. Sinh vật có kích thước nhỏ.
D. Sinh vật sống dưới nước.
Câu 7: Khi nói về địa tầng học, cho các phát biểu sau đây:
I. Địa tầng học chỉ nghiên cứu các lớp đá trầm tích.
II. Sinh địa tầng học nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng địa chất và hóa thạch.
III. Địa tầng học có thể xác định tuổi tuyệt đối của hóa thạch.
IV. Các tầng đá thường xếp chồng lên nhau theo chiều ngang, với lớp trẻ hơn nằm trên. Trong số các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4